Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đều là tình trạng xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng nhưng mề đay và mề đay phù mạch lại là hai dạng phản ứng khác nhau. Phù mạch được xem là một dạng mề đay rất nguy hiểm, cần được xử lý gấp. Do đó hiểu đúng về chứng mề đay phù mạch là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ và biến chứng của bệnh.
Theo thống kê, ở nước ta có khoảng 15 - 20% dân số mắc chứng mề đay phù mạch. Bệnh thường gặp ở nhiều nhóm đối tượng và có thể gây ra những tác hại và di chứng rất nguy hiểm.
Mề đay phù mạch hay phù mạch là tình trạng sưng viêm cục bộ của niêm mạc và da. Bệnh có hiện tượng tương tự như dị ứng phát ban (nổi mề đay) và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Khác với mề đay thông thường, phù mạch không gây đau hay ngứa ngáy dữ dội. Còn tình trạng phát ban thì diễn ra sâu bên trong biểu bì da khiến người bệnh không quan sát dược.
Mề đay phù mạch có biểu hiện tương tự hiện tương tự như dị ứng phát ban
Nếu mề đay chỉ ảnh hưởng trên bề mặt da thì phù mạch có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan trên cơ thể. Đặc biệt một số trường hợp nặng, phù mạch còn gây sưng phù đường hô hấp và tiêu hóa, có thể dẫn đến tử vong.
Đây là dạng mề đay phù mạch phổ biến nhất với các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 1 - 2 giờ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Bệnh hay gặp ở các nhóm đối tượng có cơ địa dị ứng thực phẩm (hải sản, cá biển, sữa, trứng, đậu phộng…), phấn hoa, lông động vật, nước hoa hay nọc độc côn trùng…
Phù mạch xảy ra còn có thể do các bệnh lý như: Chàm, viêm da cơ địa, rối loạn lupus, nhiễm vi khuẩn, virus (viêm gan, HIV), các bệnh về tuyến giáp…
Hầu hết các loại thuốc tây điều trị bệnh đều có thể dẫn đến mề đay phù mạch. Các thuốc dễ gây phù mạch có thể kể đến như: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc kháng sinh, penicillin, Ibuprofen, aspirin, các thuốc huyết áp…
Mề đay phù mạch là bệnh có thể di truyền
Mề đay phù mạch có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bất thường về gen gây thiếu hụt các protein bình thường. Loại phù mạch này xuất hiện và tự động biến mất theo thời gian.
Ở các trường hợp này, nguyên nhân gây mề đay phù mạch không thể xác định rõ ràng. Phù mạch vô căn thường là dạng mạn tính, dễ tái phát và xảy ra cùng với mề đay.
Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường như thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, áp lực lên da hay tình trạng căng thẳng kéo dài, rối loạn tự miễn trong cơ thể cũng phát sinh mề đay phù mạch.
Tùy thuộc cơ địa mỗi người cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các dấu hiệu phù mạch sẽ kéo dài 1 - 2 ngày hoặc trở thành mề đay mãn tính. Sau đây là các triệu chứng mề đay điển hình:
Vùng da sưng nề căng là một trong nhiều biểu hiện của mề đay phù mạch
Để chẩn đoán mề đay phù mạch, các bác sĩ thường tiến hành kiểm tra thể chất, các triệu chứng liên quan và tiền sử bệnh lý của người bệnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành thăm khám và yêu cầu một số xét nghiệm liên quan như:
Trong vài trường hợp, nổi mề đay phù mạch có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng hoặc gây nguy hiểm cho người bệnh, việc xử trí cấp cứu cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Chườm lạnh là phương pháp phổ biến và kịp thời nhất giúp làm dịu da và hạn chế gây trầy xước.
Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí làm bằng chất liệu cotton để tránh kích ứng da.
Áp dụng các mẹo dân gian: Sử dụng lá khế, rau kinh giới, lá tía tô giúp làm giảm triệu chứng phù mạch hiệu quả.
Mục tiêu cơ bản nhất khi điều trị mề đay phù mạch đó làm giảm sưng nề, giảm đau cũng như giảm ngứa cho người bệnh. Các loại thuốc tây y giúp kiểm soát triệu chứng bệnh rất nhanh chóng và phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Bệnh nhân bị mề đay thường được cho sử dụng các loại thuốc kháng dị ứng
Một số loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân phù nề do dị ứng bao gồm: Thuốc kháng histamin, chống viêm corticosteroid, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch và epinephrine. Tuy nhiên, những thuốc này sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu điều trị nếu phù mạch không phải do dị ứng.
Bạn cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ khi dùng thuốc trị bệnh phù mạch. Không tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Để hạn chế tình trạng mề đay phù mạch tái phát, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống cũng sinh hoạt của bản thân.
Mề đay phù mạch thông thường không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng sốc phản vệ, chít hẹp đường thở… rất nguy hiểm. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù mạch hợp lý.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.