Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã qua thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh?

Ngày 04/11/2024
Kích thước chữ

Rụng rốn ở trẻ sơ sinh đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là những người lần đầu có con. Thông thường, sau một khoảng thời gian rốn sẽ khô và rụng đi. Tuy nhiên, ở một số trẻ sơ sinh xảy ra tình trạng chân rốn chưa rụng dù đã quá thời gian rụng rốn. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân rốn chưa rụng ở trẻ sơ sinh khi đã quá ngày rụng rốn?

Vai trò của dây rốn là vận chuyển các chất dinh dưỡng từ người mẹ để nuôi dưỡng thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Sau khi trẻ chào đời, dây rốn sẽ được kẹp cắt bỏ và chỉ để lại cuống rốn (chân rốn) do không còn cần thiết nữa. Sau một thời gian nhất định, chân rốn sẽ khô và rụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chân rốn của trẻ sơ sinh vẫn chưa rụng dù đã quá ngày. Vậy nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã quá ngày?

Tìm hiểu chung về rốn trẻ sơ sinh

Dây rốn có vai trò quan trọng trong việc trung chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai đến máu của thai nhi. Dây rốn được nối từ lỗ dạ dày của thai nhi đến nhau thai trong bụng mẹ và dài khoảng 50cm. Nó được hình thành từ 1 tĩnh mạch có vai trò vận chuyển máu và các dưỡng chất từ người mẹ tới thai nhi, 2 động mạch khác mang máu và các chất thải từ thai nhi quay trở lại nhau thai để đào thải ra ngoài.

Đến cuối thai kỳ, nhau thai sẽ vận chuyển kháng thể từ mẹ đến cho thai nhi thông qua dây rốn để giúp em bé có khả năng miễn dịch với một số bệnh lý truyền nhiễm trong vòng 3 tháng kể từ khi chào đời.

Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp và cắt bỏ, chỉ giữ lại cuống rốn hay còn gọi là chân rốn. Vậy chân rốn của trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã qua thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh?  1
Dây rốn có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai đến thai nhi

Chân rốn của trẻ sơ sinh sau bao lâu thì rụng?

Chân rốn hay cuống rốn của trẻ sau bao lâu thì rụng đang là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rốn của trẻ sơ sinh thường sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 - 10 ngày sau khi chào đời và đến ngày thứ 15 thì sẽ lành hẳn.

Tuy nhiên, có một số trẻ sơ sinh có thể rụng rốn muộn hoặc sớm hơn khoảng thời gian trên, điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi em bé. Mặt khác, thời gian rụng rốn của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào việc chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé của người mẹ. Do đó, có những trẻ có thể mất 2 tuần sau sinh mới rụng rốn và được coi là bình thường nếu rốn khô, sạch, không có mùi hôi hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Ngược lại, nếu chân rốn chưa rụng và kèm theo các biểu hiện bất thường như rỉ dịch, chảy máu kèm theo mùi hôi khó chịu thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và xử trí kịp thời nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã quá ngày rụng rốn?

Nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã qua thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh?  2
Chân rốn của trẻ sơ sinh thường rụng trong vòng 8 - 10 ngày sau sinh

Nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã quá ngày rụng rốn?

Trong quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần nắm được thời gian rụng rốn của bé và nhận biết được các dấu hiệu rốn lâu rụng bất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chân rốn chưa rụng khi đã quá thời gian rụng rốn của trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Chân rốn chưa rụng do bị nhiễm trùng.
  • Những trẻ sơ sinh đẻ non thường lâu rụng chân rốn hơn so với những bé được sinh đủ tháng.
  • Chăm sóc và vệ sinh vùng rốn của trẻ sơ sinh sai cách, việc băng kín cuống rốn sẽ gây bít tắc khiến rốn lâu khô, bị viêm nhiễm và sưng mủ.
  • Trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc được chiếu đèn theo chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng 8 - 10 ngày sau sinh. Tuy nhiên, với những trường hợp bị viêm nhiễm thì thời gian chân rốn rụng sẽ lâu hơn so với bình thường. Việc tìm hiểu về nguyên nhân khiến chân rốn chưa rụng sẽ giúp cha mẹ có được hướng xử trí phù hợp và tránh được những hệ luỵ xấu có thể xảy ra. Vậy làm thế nào để chân rốn của trẻ sơ sinh luôn được khô sạch và rụng sớm?

Nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã qua thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh?  3
Chân rốn chưa rụng ở trẻ sơ sinh có thể là do rốn bị nhiễm trùng

Biện pháp giúp chân rốn trẻ sơ sinh luôn khô sạch và rụng sớm

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân khiến chân rốn chưa rụng khi đã quá ngày rụng rốn, cha mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về các biện pháp giúp chân rốn của bé luôn được khô sạch và rụng sớm. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, khi chân rốn chưa rụng thì cha mẹ cần chăm sóc đúng cách và vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng rốn bị nhiễm trùng.

Khi chân rốn chưa rụng, cha mẹ nên thay băng rốn cho trẻ sơ sinh thường xuyên, nhất là sau khi cho con tắm rửa. Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối không được bôi bất kỳ một thứ gì lên rốn của bé khi chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Vùng rốn của trẻ sơ sinh luôn phải được giữ khô thoáng hoàn toàn, tránh để nước đọng lại hoặc ngâm nước quá lâu. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng rốn và rốn sẽ rụng sớm hơn.

Ngoài ra, khi thấy chân rụng chưa rụng thì cha mẹ cũng tuyệt đối không được dùng tay để kéo cuống rốn của bé xuống. Bởi điều này có thể khiến trẻ bị đau, chảy máu và thậm chí là nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng chân rốn

Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi đã rụng chân rốn là một trong những vấn cha mẹ cần quan tâm để đảm bảo rốn lành thương tốt. Cha mẹ hãy vệ sinh rốn của bé mỗi ngày bằng cách sử dụng bông gạc vô khuẩn có thấm cồn 70 độ hoặc cồn iod để lau sạch phần đáy rốn, sau đó hãy để rốn được tiếp xúc với không khí giúp không thoáng. Phụ huynh cần thực hiện thao tác này 2 lần/ngày cho tới khi rốn của trẻ liền sẹo hoàn toàn.

Thêm vào đó, khi mặc bỉm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên gấp mép bỉm xuống phía dưới rốn để nước tiểu hoặc phân không dính vào rốn. Đồng thời, hạn chế quần áo cọ sát vào rốn để đảm bảo khu vực này luôn được thông thoáng.

Ngoài ra, nếu vùng rốn của trẻ sơ sinh xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám và xử trí đúng cách.

Nguyên nhân nào khiến chân rốn chưa rụng khi đã qua thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh?  4
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu rốn của bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề rụng rốn ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết. Thời gian rụng rốn trung bình của trẻ sơ sinh là từ 8 - 10, có khi là 14 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ sơ sinh rụng rốn chậm hơn và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cũng như điều trị đúng cách. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh đã biết được nguyên nhân khiến chân rốn chưa rụng ở trẻ sơ sinh khi đã qua thời gian rụng rốn và nắm được cách xử trí đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin