Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách xử trí an toàn

Ngày 23/10/2024
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy hiểm không, làm thế nào để nhận biết và cách xử trí ra sao là vấn đề mà nhiều bố mẹ có con nhỏ quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Trẻ sơ sinh bị cúm thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm mạo thông thường. Việc nắm rõ triệu chứng và cách xử trí an toàn sẽ giúp trẻ sớm kiểm soát bệnh cũng như tránh được các biến chứng nghiêm trọng. Vậy tình trạng cảm cúm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy hiểm không?

Cảm cúm thường không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần dùng thuốc nếu được chăm sóc đúng cách. Nhưng với trẻ sơ sinh, cơ thể còn rất yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, ngay cả những bệnh đơn giản như cảm cúm cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị cho bé cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách.

Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách xử trí an toàn 3
Cảm cúm cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh

Mặc dù cảm cúm ở trẻ nhỏ không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng biến chứng của nó lại rất đáng lo ngại. Các nghiên cứu cho thấy, mỗi phút trôi qua lại có thêm 1 người tử vong trên toàn thế giới do biến chứng của cúm. Đối với trẻ sơ sinh, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Biến chứng về hô hấp: Viêm thanh quản, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản cấp tính và áp xe phổi.
  • Biến chứng viêm nhiễm ngoài hô hấp: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tai giữa. Đặc biệt, những trẻ sơ sinh mắc bệnh lý bẩm sinh có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Biến chứng về thần kinh: Viêm tủy cắt ngang, viêm màng não, liệt nửa người hoặc liệt thần kinh sọ não.
  • Hội chứng Reye: Một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh bị cúm, có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài ngày hoặc thậm chí chỉ sau vài giờ nếu không được điều trị kịp thời.

Vì những lý do trên, nếu trẻ sơ sinh bị cảm cúm, bố mẹ không nên chủ quan mà cần phải theo dõi sát sao các biểu hiện của bé và chăm sóc đúng cách. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị cúm

Thông thường, sau khoảng 2 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus cúm, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ban đầu. So với cảm lạnh, triệu chứng của cảm cúm ở trẻ thường nặng và kéo dài hơn. Điển hình như:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C, kèm theo ớn lạnh;
  • Bị ho, chủ yếu là ho khan;
  • Sổ mũi, nghẹt mũi;
  • Đau đầu, sợ ánh sáng và đau nhức phía sau mắt;
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bú ít hơn, giấc ngủ không sâu và quấy khóc nhiều hơn so với bình thường.
  • Một số trẻ sơ sinh có thể nôn mửa hoặc bị tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách xử trí an toàn 4
Trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt sau khoảng 2 ngày nhiễm virus cúm

Khi bệnh cúm trở nặng, một số dấu hiệu cần đặc biệt chú ý gồm:

  • Khó thở, thở nhanh hoặc thở dốc;
  • Môi và sắc mặt tái xanh hoặc nhợt nhạt;
  • Nôn mửa liên tục;
  • Xuất hiện các cơn co rút lồng ngực theo từng nhịp thở;
  • Trẻ không tỉnh táo hoặc không phản ứng khi được gọi;
  • Có thể xảy ra co giật hoặc động kinh;
  • Có dấu hiệu mất nước như không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc.

Các triệu chứng của cúm ở trẻ sơ sinh thường rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, điều này có thể dẫn đến sai lầm trong việc điều trị. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng và theo dõi kỹ càng.

Trẻ sơ sinh bị cúm thì phải làm sao?

Cơ thể của trẻ sơ sinh còn khá non nớt và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy khi phát hiện trẻ bị cảm cúm thì tốt nhất bố mẹ nên đưa đi khám bác sĩ ngay để được kiểm tra trực tiếp và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà giúp bé nhanh hồi phục:

  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Dùng máy tạo độ ẩm giúp làm ẩm đường thở, hỗ trợ giảm bớt dịch nhờn và giúp bé dễ thở hơn trong không khí khô.
  • Tắm nước ấm cho bé để giúp hạ nhiệt độ cơ thể khi bị sốt do cúm.
  • Cho bé bú mẹ thường xuyên vì sữa mẹ cung cấp các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nhỏ nước muối sinh lý để làm lỏng dịch nhầy, giúp bé cảm thấy dễ thở hơn.
  • Bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng đúng cách, giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Rửa tay sạch trước và sau khi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với nhiều người để tránh lây nhiễm thêm bệnh.
  • Mặc quần áo nhiều lớp cho bé để dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ khi bé có biểu hiện nóng lạnh thất thường.
  • Đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin phòng cúm đủ và đúng lịch

Tiêm vắc xin cúm cho trẻ dưới 1 tuổi thật sự rất quan trọng. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị tổn thương trước virus cúm, và tiêm phòng là một cách hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin giúp trẻ hình thành kháng thể, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin sớm cũng giúp hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ cả những trẻ chưa thể tiêm phòng. Do đó, việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin cúm đúng lịch là rất cần thiết.

Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách xử trí an toàn 2
Nhỏ nước muối sinh lý để làm lỏng dịch nhầy giúp bé dễ thở hơn

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp vắc xin ngừa cúm chính hãng được nhiều người dân tin tưởng và lựa chọn. Vui lòng liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin nhanh nhất nhé!

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị cúm để giúp bố mẹ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Cần đặc biệt chú ý vì bệnh cúm rất dễ lây lan, nếu cả bố mẹ và bé đều bị cúm, việc chăm sóc cả hai sẽ trở nên khó khăn hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:CúmTrẻ sơ sinh