Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngôn ngữ là công cụ quan trọng và thiết yếu trong giao tiếp của con người. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã có khả năng tiếp cận, quan sát và học hỏi để phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không ít trường hợp bé lười tập nói khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và cảm thấy bất lực.
Nhiều trẻ đến độ tuổi nói nhưng lại rất ít giao tiếp, có những bé chỉ phát âm vài từ trong ngày, khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Một số cha mẹ cho rằng con mình có khả năng hiểu biết tốt, nhưng chỉ là trẻ không muốn nói. Tuy nhiên, cũng có những bé thực sự gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ nhưng lại bị nhầm lẫn là lười biếng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bé lười tập nói, và liệu có biện pháp nào để cải thiện không?
Trước hết, chúng ta cần xác định các kỹ năng cơ bản mà trẻ cần học và đạt được trước khi bắt đầu nói.
Sự phát triển ngôn ngữ bắt nguồn từ khả năng chú ý và lắng nghe. Ở giai đoạn phát triển bình thường, trẻ sơ sinh có khả năng quan sát tinh tế thế giới xung quanh. Trẻ học bằng cách theo dõi mọi người và lắng nghe các âm thanh trong môi trường sống. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ quay đầu về phía có âm thanh, nhìn vào mặt người nói và bắt đầu bắt chước âm thanh mà người lớn phát ra.
Thông thường, khi được khoảng 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu yêu thích các trò chơi như "ú òa" và "cù lét". Những trò chơi này giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội bằng cách học cách quan sát và theo dõi người lớn, đồng thời hiểu cách tương tác qua lại, điều cần thiết cho việc giao tiếp sau này. Trẻ cũng học qua việc chơi đồ chơi và khám phá các vật xung quanh.
Kỹ năng nhìn, nghe và tương tác sẽ trở nên hiệu quả hơn khi trẻ dần hiểu ý nghĩa của từ ngữ. Trẻ cần nghe các từ nhiều lần và liên kết chúng với các đồ vật hoặc hành động tương ứng trước khi có thể hiểu và bắt đầu sử dụng chúng trong lời nói.
Vì vậy, hãy kiểm tra xem con bạn có đang thiếu hụt những kỹ năng này hay không, bởi chúng tác động rất lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên đưa bé đi thăm khám sớm để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Nếu trẻ đã phát triển những kỹ năng cơ bản và kết quả kiểm tra sức khỏe đều bình thường, nhưng vẫn lười nói, có thể do những nguyên nhân sau:
Do đó, hãy kiên nhẫn và tham khảo các phương pháp dưới đây để hỗ trợ trẻ trong việc phát triển kỹ năng nói.
Nhiều cha mẹ lo lắng về việc bé lười tập nói và không biết phải làm sao. Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để dạy trẻ tập nói tại nhà:
Trẻ chậm nói nên làm gì? Hãy dành thời gian đọc sách với con. Hoạt động này rất có lợi cho trẻ, không phụ thuộc vào độ tuổi hay khả năng của bé.
Trong thời điểm này, mục tiêu không nên là đọc hết nội dung sách, mà là thu hút sự chú ý của trẻ và khuyến khích bé chia sẻ về những gì đang xem. Khi trẻ chỉ vào các đối tượng trên trang sách, hãy gọi tên chúng, chẳng hạn như “Quả bóng, con đã tìm thấy quả bóng” hoặc “Con bò, ụm bò.” Cha mẹ cũng nên tránh việc ép trẻ đọc những gì mà bé không muốn.
Các bài hát có khả năng kích thích trí nhớ và kết nối cảm xúc. Việc phát video các bài hát thiếu nhi cho trẻ là tốt, nhưng còn tốt hơn nữa nếu bạn có thể tự mình hát cho trẻ nghe. Trẻ có khả năng ghi nhớ các bài hát tốt hơn khi được nghe từ chính bạn. Một số trẻ chậm nói nhưng có thể ngân nga theo giai điệu của bài hát.
Hãy nói với trẻ về những việc bạn đang thực hiện, như “Cha/Mẹ đang nấu bữa tối nè” hoặc “Cha/Mẹ đang ăn một quả táo, nó thật mọng nước và rất ngon.”
Bạn cũng có thể thuật lại những gì trẻ đang làm, như “Ôi, con ngã rồi” hoặc “Con đang tắm, nước tung tóe hết rồi.”
Cách này nên được thực hiện một cách tự nhiên, không cần phải ép buộc. Bạn không cần phải nói suốt cả ngày về mọi việc mình làm và cũng không cần làm gián đoạn trò chơi của trẻ để thu hút sự chú ý. Phương pháp này giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn với từ ngữ và gán nhãn cho các đối tượng cũng như hoạt động hàng ngày xung quanh. Nếu trẻ đang chơi với một món đồ chơi, hãy để trẻ tiếp tục và cùng trò chuyện về món đồ chơi đó.
Cha mẹ có thể chọn một từ để lặp lại trong suốt cả ngày, tất nhiên là trong ngữ cảnh phù hợp. Tốt nhất là chọn những từ ngắn gọn, dễ hiểu hoặc tên của các thành viên trong gia đình. Đối với trẻ 2 tuổi chậm nói, hãy lặp lại các từ vài lần và đảm bảo có giao tiếp mắt với trẻ khi bạn nói.
Củng cố vốn từ cho trẻ bằng cách khuyến khích bé nói. Ví dụ, khi chơi bóng, nếu trẻ ra hiệu muốn lấy lại quả bóng, hãy giả vờ như bạn không hiểu trẻ muốn gì. Điều này đôi khi sẽ thúc đẩy trẻ nói. Nếu sau một phút trẻ nản chí, hãy tiếp tục chơi cùng con.
Nhiều trẻ chậm nói rất thành thạo trong việc lắc đầu “không” hoặc gật đầu “có,” và chúng cũng nhận ra rằng cách này rất hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của mình.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng câu hỏi đóng, trẻ sẽ trở nên lười nói hơn. Vậy trẻ chậm nói phải làm sao? Cha mẹ hãy đưa ra các câu hỏi có hai lựa chọn thay vì câu hỏi đóng. Ví dụ, hỏi trẻ muốn chơi với gấu bông hay con chó, ít nhất trẻ sẽ nói được âm đầu và nguyên âm của lựa chọn mà trẻ thích.
Hy vọng rằng với những phương pháp trên, các bậc cha mẹ có thể giải quyết được vấn đề bé lười tập nói. Với sự kiên nhẫn và động viên từ cha mẹ, hầu hết trẻ sẽ học được cách nói và theo kịp các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, nếu đến 18 tháng mà trẻ vẫn chưa nói được từ nào, có thể bé đang gặp phải tình trạng chậm nói. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.