Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dây rốn là gì? Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

Ngày 12/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo dân gian dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay cả ngay trong quá trình sinh đẻ. Vậy nguyên nhân dây rốn quấn cổ là gì?

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ là gì? Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? Những bà mẹ mang thai thường hay lo lắng đến vấn đề này. Bởi nếu sơ sót sẽ khiến đứa trẻ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra dây rốn quấn cổ là rất cần thiết để phòng tránh nó. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chủ đề này ở bài viết dưới đây ngay nhé!

Dây rốn là gì?

Dây rốn đóng vai trò như một ống dẫn hai đầu để cung cấp oxy và dưỡng chất từ máu mẹ sang thai nhi. Đồng thời thông qua đó để mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Vận chuyển oxy là nhiệm vụ hàng đầu của dây rốn, nếu vì nguyên nhân nào đó mà sự vận chuyển này bị gián đoạn, thai nhi sẽ gặp nguy hiểm do thiếu oxy và nếu kéo dài thì có thể gây tử vong.

Dây rốn có chiều dài trung bình 50 - 60 cm. Trong một vài trường hợp dây rốn có thể ngắn hơn bình thường, dưới 35 cm thì gọi là dây rốn ngắn tuyệt đối. Hoặc khi dây rốn bị quấn vào cổ, tay, chân, thân trong lúc thai nhi vận động làm cho ngắn lại lúc này dây rốn gọi là ngắn tương đối. Dây rốn càng dài, khả năng bị quấn quanh cổ, tay, chân và bị thắt nút càng lớn.

Khi thai nhi chuyển động nhiều trong bụng mẹ sẽ khiến dây rốn dài ra và căng thêm. Lúc này dây rốn càng dài tình trạng quấn dây rốn càng dễ xảy ra, gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu của thai nhi.

Dây rốn là gì? Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi 1 Dây rốn truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang cho thai nhi

Một số câu hỏi thường gặp về dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Theo thống kê của bộ y tế, tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ ở thai từ 24 - 26 tuần là 12%, với trẻ đã đủ tháng thì tỷ lệ này tăng lên 37%.

Đây là một trường hợp khá phổ biến và được cho là bình thường, bởi nó không gây ảnh hưởng xấu như các bệnh ở trẻ cũng như không liên quan đến tử vong chu sinh. Tử vong chu sinh là hiện tượng trẻ sơ sinh bị tử vong sau một tuần sau sinh. Đây là lý do tại sao bác sĩ ít khi báo cho mẹ bầu biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trong các trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của bé.

Dây rốn là gì? Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi 2 Dây rốn quấn cổ thường không nguy hiểm, trừ một vài trường hợp đặc biệt

Phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ bằng cách nào?

Hiện tượng dây rốn quấn cổ thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Việc xác định được thông qua chuẩn đoán siêu âm. Trường hợp sớm hơn, trẻ có thể bị tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5 - 6.

Một cách chuẩn đoán khác cũng có thể thông qua dấu hiệu bất thường của thai máy nhiều hoặc ít hơn so với bình thường. Hoặc khi bị dây rốn quấn cổ sẽ gây chặt, thiếu oxy, lúc này thai nhi khó thở sẽ đạp nhiều hơn, bất thường hơn, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ những thay đổi bất thường này và đi thăm khám kịp thời.

Bà bầu nên làm gì khi thai nhi bị dây quấn cổ?

Khi phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng. Thực tế trong rất nhiều trường hợp bé tự tháo được dây rốn quấn cổ ở thai tuần thứ 18 - 25.

Trong trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ khi đã khá lớn và không tự tháo gỡ được nữa thì việc mẹ cần làm lúc này đó là khám thai theo đúng lịch của bác sĩ. Theo dõi thai máy, khi bé đạp quá nhiều hoặc quá ít thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

Việc theo dõi chu kỳ và tình trạng sức khỏe của thai nhi theo từng tuần, tháng là rất cần thiết. 

Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi còn nhỏ, như một cục thịt nằm trong bể nước lớn nên di chuyển dễ dàng trong bụng mẹ. Trong quá trình di chuyển đó, dây rốn dài rất dễ quấn cổ và thân bé. Việc thai nhi di chuyển nhiều trong tử cung rất dễ khiến cho dây rốn bị thắt nút lại. Khi dây rốn vừa quấn cổ vừa bị thắt nút sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới gọi là thai thuận, dây rốn lúc này mềm hơn và trơn hơn rất dễ dị quấn vào bé. Dây rốn quấn vào người thai nhi có thể tự tháo gỡ trong quá trình thai chuyển động. Tuy nhiên, khi bị quấn vào cổ, nơi này là khe hẹp giữa đầu và vai khiến dây rốn không thể tự tháo gỡ được nữa, thậm chí còn có xu hướng quấn càng chặt hơn. 

Nguyên nhân chính của dây rốn quấn cổ là do mẹ bầu lao động và vận động quá sức. Điều này đã được khoa học chứng minh khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn dẫn đến dây rốn theo đó mà quấn cổ bé. Chính vì thế các bà bầu cần phải thật chú ý trong những tháng thai kỳ, tránh làm những công việc nặng nhọc, nên hoạt động nhẹ nhàng, tập những bài tập thể dục dành cho bà bầu để có một sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé. 

Dây rốn là gì? Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi 3 Mẹ hoạt động mạnh là một trong những nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

Bác sĩ chia sẻ, ở những bà bầu bị đa ối hoặc dư ối cũng làm tăng nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Một nguyên nhân phổ biến nữa là dây rốn quá dài thai nhi sẽ dễ bị quấn cổ. 

Hậu quả của dây rốn quấn cổ

Trong những trường hợp bị dây rốn quấn cổ rất hiếm khi gặp trường hợp bị biến chứng nguy hiểm. Nếu lo lắng bà bầu có thể trao đổi vấn đề này với bác sĩ phụ khoa để an tâm hơn. Thông thường thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ dẫn đến các sự cố sau:

  • Dây rốn quấn cổ hoặc bị thắt nút, quá trình vận chuyển máu và oxy sẽ bị gián đoạn và cản trở. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, gây thiếu oxy, thiếu máu, ảnh hưởng đến nhịp tim, thậm chí là chết non trong bụng mẹ. 
  • Quá trình chuyển dạ dây rốn quanh cổ lúc này sẽ thắt chặt khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua tử cung để ra ngoài. Nếu được xử lý kịp thời, trẻ sẽ ra ngoài một cách an toàn. Nhưng nếu dây rốn quấn quá chặt khiến cho trẻ bị thiếu oxy nghiêm trọng và tử vong. 
  • Trường hợp dây rốn quấn nhiều và vòng quanh cổ, làm ảnh hưởng đến việc thai quay đầu và sinh bình thường, bác sĩ sẽ phải chỉ định thai phụ sinh mổ để tránh gây những ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ.
  • Sau khi sinh xong, mẹ cũng không nên quá lơ là trong việc quan sát bé từng bị dây rốn quấn cổ, nếu có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi dây rốn quấn cổ gây giảm sự phát triển của trẻ sơ sinh, ảnh hưởng khá nhiều đến cân nặng và trí não của bé.
Dây rốn là gì? Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi 4 Dây rốn quấn cổ gây ra một vài ảnh hưởng đến bé

Những lưu ý giúp hạn chế dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ khá phổ biến nhưng vẫn gây lo lắng nhiều cho cho thai phụ và người nhà. Vậy để hạn chế tình trạng này mẹ bầu hãy để ý nhiều hơn đến sinh hoạt thường ngày của bản thân và làm theo một số cách như sau:

  • Tránh hoạt động mạnh: Hoạt động nhiều và mạnh khiến các bà bầu dễ mệt mỏi và căng thẳng, điều đó dễ gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ.
  • Tránh thường xuyên xoa bụng mạnh: Việc xoa bụng khi mang thai là một hành động thói quen của rất nhiều bà bầu. Tuy nhiên điều đó khiến bé con trong bụng hưởng ứng và hoạt động nhiều hơn theo sự dẫn dắt của mẹ, lúc này dây rốn rất dễ quấn vào người, chân, tay, nhất là cổ của bé.
  • Hạn chế đi ngủ muộn: Bên cạnh những triệu chứng chán ăn, thai nghén thì khó ngủ, ngủ muộn cũng là một triệu chứng khá phổ biến xảy ra ở thai phụ. Điều này dẫn đến stress cũng như làm rối loạn đồng hồ sinh học của cả mẹ và bé, bé sẽ hoạt động nhiều hơn. Vậy nên mẹ cần chú ý nhiều hơn giấc ngủ của mình để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng.
  • Ngủ đúng tư thế: Bác sĩ khuyên thai phụ tránh tuyệt đối không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về một bên để giúp cho máu lưu thông tốt hơn cũng như cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. 
Dây rốn là gì? Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi 5 Ngủ đúng tư thế giúp máu và oxy lưu thông tốt hơn

Dây rốn quấn cổ thai là một hiện tượng khá phổ biến và không gây nguy hiểm gì nghiêm trọng cho thai nhi. Nó được xem như là một hiện tượng sinh lý bình thường của thai kỳ vì vậy khi gặp trường hợp này thai phụ và người nhà không nên lo lắng quá nhiều. Thai phụ nên sinh hoạt điều độ và tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp kịp thời, tốt cho thai nhi.

Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi bạn đọc có thể đọc và tìm hiểu thêm. Và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm