Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhau thai là thuật ngữ quen thuộc đối với các mẹ bầu. Nhau thai được xem là một bộ phận quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Đồng thời, nhau thai giúp duy trì môi trường sống để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết “Nhau thai là gì?”. Vì thế, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Khi mang thai, các mẹ thường có rất nhiều những băn khoăn và không ít các mẹ bầu có chung câu hỏi “Nhau thai là gì? Vai trò của nhau thai ra sao? Nhau thai tác động như thế nào đến em bé?”. Đừng bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây nếu mẹ cũng đang muốn được giải đáp tất cả các thắc mắc trên nhé!
Nhau thai còn có tên gọi khác là rau, bánh rau, nhau, bánh nhau. Khi trứng được thụ tinh, các tế bào sẽ được tạo ra. Trong đó, một phần tế bào phát triển thành em bé, phần còn lại chính là nhau thai. Nhau thai có hình tròn giống chiếc bánh màu đỏ, là bộ phận nối bào thai với thành tử cung qua dây rốn.
Thông thường, từ tuần 11 - 12 các bác sĩ sẽ thấy hình ảnh nhau thai bằng việc sử dụng đầu dò âm đạo siêu âm. Tùy vào mỗi thai phụ, nhau thai sẽ có vị trí bám khác nhau như sau:
Nhau thai có cấu trúc hoàn thiện sau tháng thứ 4 của thai kỳ. Vậy cấu tạo của nhau thai bao gồm những thành phần nào và có chức năng ra sao?
Nhau thai hoàn chỉnh có hình đĩa, đường kính khoảng 15 - 20cm, dày 2,5 - 3cm, trọng lượng khoảng 400 - 500g. Bánh nhau có nhiều múi, khoảng 15 - 20 múi và giữa các múi có rãnh nhỏ.
Các thành phần cấu tạo nên nhau thai bao gồm:
Trong đó, màng đệm và màng ối bao phủ toàn bộ mặt trong và khoang ối. Khoang ối nhẵn, chính giữa đính dây rốn có quấn các mạch đệm thuộc mạch rốn. Từ màng đệm, tách ra thành 200 thân chính chia thành nhiều nhánh nhung mao đệm. Mỗi nhung mao đệm có 1 trục liên kết. Các nhánh nhỏ của động mạch và tĩnh mạch đệm được nối với nhau qua lưới mao mạch đệm. Phía bên ngoài của trục liên kết là lá nuôi hợp bào chứa nhiều vi mao. Theo nghiên cứu, diện tích trao đổi chất giữa mẹ và bé trên các mặt nhung mao đệm đạt 14m2.
Phần nhau thai được tạo ra bởi mô mẹ với khoảng 15 - 20 múi nhau có nhiều rãnh nông ranh giới. Chỗ bám của nhau chính là vị trí trứng làm tổ trên thành tử cung. Ở mỗi mẹ bầu, vị trí bám nhau sẽ khác nhau.
Sau khi đã hiểu rõ nhau thai là gì, cấu tạo ra sao, mẹ bầu cũng cần nắm được chức năng của nó. Lý do bởi nhau không chỉ là trung gian vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ sang bé, nhau còn nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong suốt thời gian thai kỳ.
Nhau thai có chức năng vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Chính vì thế, các mẹ bầu phải liên tục kiểm tra để kịp thời phát hiện những bất thường. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhau thai khi mang bầu như sau:
Trên đây là những yếu tố chủ yếu tác động trực tiếp tới nhau thai. Các mẹ bầu chú ý giữ tinh thần thoải mái trong thời kỳ mang bầu. Tuyệt đối các mẹ không được sử dụng các chất kích thích gây hại như rượu, bia, thuốc lá. Nếu mẹ có độ tuổi sinh nở ngoài 40 tuổi hoặc có các tiền sử bệnh lý cần chú ý kiểm tra thai kỳ thường xuyên.
Trong thời gian mang bầu có thể xảy ra những vấn đề sau: Nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, phù nhau thai. Mẹ bầu cần tuyệt đối chú ý để có phương pháp xử lý kịp thời.
Tình trạng nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh từ khoảng 3 tháng cuối hoặc sớm hơn (từ tuần 20). Việc nhau bong sớm sẽ khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều và làm mất oxy cùng chất dinh dưỡng cho thai nhi. Trường hợp nặng có thể gây đứt nhau thai và phải tiến hành sinh non. Các yếu tố dẫn tới nguy cơ nhau bong non do huyết áp cao, mẹ bầu sử dụng chất kích thích, chấn thương vùng bụng, mẹ bầu đã cao tuổi hoặc thiếu nước ối.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng bong nhau thai sớm là chảy máu âm đạo và kèm các cơn đau tử cung đột ngột hoặc liên tục. Khi thai phụ bị bong nhau sớm, bác sĩ sẽ chỉ định sinh sớm hoặc theo dõi tùy vào mức độ nặng nhẹ.
Tình trạng cổ tử cung bị nhau thai che một phần hoặc toàn cổ tử cung được gọi là nhau tiền đạo. Hiện tượng nhau tiền đạo thường xuất hiện ở đầu thai kỳ. Nhau tiền đạo có nguy cơ khiến em bé bị chặn lại cổ tử cung, khó sinh. Khi sinh, cổ tử cung mỏng bị nhau chặn lại dễ xảy ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu lượng máu chảy ra lớn có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Thông thường, nhau tiền đạo không có quá nhiều dấu hiệu nhận biết. Mẹ bầu chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm. Cuối thai kỳ có thể chảy máu âm đạo nhưng không đau. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhau tiền đạo là do mẹ sử dụng chất kích thích hoặc có tiền sử phẫu thuật tử cung, nạo phá thai hoặc mang đa thai.
Các bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra và dựa vào lượng máu chảy ra, tuổi thai kỳ, vị trí bám của nhau thai để đưa ra chỉ định xử lý. Nếu ra máu ít, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi. Nếu tình trạng nguy hiểm, bác sẽ sẽ đề nghị mổ lấy thai.
Ngược lại với nhau bong non, nhau cài răng lược là tình trạng nhau bám chắc và sâu vào thành tử cung. Tình trạng này có thể dẫn tới nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trường hợp mất máu quá nhiều có thể gây ra tử vong. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định sinh mổ hoặc loại bỏ nhau thai tùy mức độ. Trên thực tế, tỉ lệ nhau cài răng lược chiếm khoảng 0,35% thai phụ và có dấu hiệu tăng ở những thai phụ có tuổi và có tiền sử mổ tử cung.
Thông thường, nhau thai có kích thước từ 2 - 4cm và nặng 400 - 500g. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhau thai có kích thước và cân nặng quá cỡ. Đây chính là hiện tượng phù nhau thai. Phù nhau xảy ra khi bánh nhau bị tích tụ quá nhiều nước. Mẹ cần tới gặp bác sĩ định kỳ để kiểm soát được lượng nước trong bánh nhau.
Trên đây là những chia sẻ tổng quát về nhau thai là gì và các vấn đề liên quan tới nhau thai. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các chị em đang mang bầu. Các mẹ hãy chia sẻ những thắc mắc thai kỳ với các bác sĩ để được giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất. Theo dõi những bài viết tiếp theo để có nhiều kiến thức bổ ích về mẹ và bé nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.