Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, bởi đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe bất thường nghiêm trọng. Trong bài viết hôm nay, mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Trẻ sơ sinh chưa thể tự biểu đạt về tình trạng sức khoẻ của bản thân. Do đó, cha mẹ cần quan sát hình thái và màu sắc phân của trẻ để sớm nhận biết được tình trạng sức khoẻ của bé. Vậy trẻ đi ngoài có bọt màu vàng có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể là từ 5 - 7 lần/ngày. Nếu phân của trẻ sơ sinh hơi mềm và có màu vàng là bình thường. Tuy nhiên, nếu số lần đi ngoài của trẻ nhiều hơn 10 lần/ngày, phân lỏng và có bọt màu vàng kèm theo một số biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú… thì có thể trẻ đang bị tiêu chảy. Lúc này, phụ huynh cần theo dõi trẻ sát sao và đưa con đến bệnh viện ngay nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài có bọt màu vàng?
Bên cạnh nguyên nhân đến từ hệ tiêu hoá, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng có thể là:
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức với các thành phần hoạt chất phù hợp cho từng độ tuổi và cơ địa mỗi trẻ. Sữa công thức mang lại nhiều tiện lợi cho người chăm sóc trẻ, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ khi lượng sữa mẹ không đủ.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ mà có những loại sữa công thức phù hợp. Trong đó, đường lactose là một trong những hoạt chất nhạy cảm đối với hệ tiêu hoá của cả trẻ nhỏ và người lớn. Ở những trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose có trong sữa công thức sẽ dễ bị tiêu chảy và đặc biệt là có nguy cơ cao trẻ đi ngoài có bọt màu vàng.
Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, khả năng đề kháng kém nên rất dễ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hoá, trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Rối loạn tiêu hoá xảy ra khi có sự mất cân bằng dinh dưỡng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, từ đó khiến cho nhu động ruột của trẻ tăng hoạt động. Các vi khuẩn có hại cho đường ruột thường tồn tại trên bề mặt các đồ dùng sử dụng hàng ngày như núm ti giả, bình sữa, đồ chơi… Do đó, nếu phụ huynh không vệ sinh sạch sẽ vật dụng trước khi cho trẻ sử dụng thì bé có thể bị nhiễm khuẩn. Tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng nhiều lần trong ngày là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hoá.
Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm. Do đó, hệ tiêu hoá của bé chưa quen thuộc với các loại thức ăn mới nên rất dễ gặp phải tình trạng đi ngoài ra bọt. Theo các nghiên cứu y khoa cho biết, nguyên nhân của hiện tượng trẻ đi ngoài có bọt khí màu vàng khi bắt đầu ăn dặm là do hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian để thích nghi với các loại thực ăn đó. Vậy trẻ đi ngoài có bọt màu vàng có nguy hiểm không?
Tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng thường chỉ kéo dài trong vài ngày và có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ đi ngoài có bọt vàng kéo dài ngày và kèm theo triệu chứng khác như nôn ói, sốt, quấy khóc… có thể khiến trẻ bị mất nước, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tạng… Chính vì thế, nếu tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng và kèm theo một số triệu chứng khác như trên thì phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng là một tình trạng sức khỏe bất thường khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá hoặc do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Vậy làm thế nào để phòng ngừa tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng? Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số gợi ý về một số biện pháp phòng ngừa để cha mẹ tham khảo, cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, từ đó khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng đi ngoài phân có bọt. Để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả, phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng tiếp xúc với trẻ. Chẳng hạn như, cha mẹ cần sử dụng nước nóng hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng để làm sạch bình sữa và núm ti giả của bé sau mỗi lần sử dụng, đồ dùng và đồ chơi của con cần được giặt dũ thường xuyên.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng như những người thân khác trong gia đình cần rửa tay sạch sẽ thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với bé.
Sữa mẹ luôn là một nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng của người mẹ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa mẹ.
Mẹ ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị nặng, đồ chiên rán… không chỉ khiến mẹ dễ bị khó tiêu, đầy bụng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng sữa tiết ra. Điều này có thể khiến trẻ bú sữa mẹ bị rối loạn tiêu hoá, đi ngoài có bọt màu vàng.
Bên cạnh đó, lượng sữa đầu của mẹ được tiết ra khi trẻ bắt đầu bú thường lỏng do chứa nhiều nước và ít chất dinh dưỡng. Do đó, mẹ nên bỏ phần sữa đầu đi và cho bé bú ở phần sữa mẹ đặc nhằm hạn chế tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng. Hơn nữa, phần sữa đặc có màu trắng đục và sánh thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nên sẽ tốt cho bé hơn.
Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thì hệ tiêu hoá của bé vẫn còn yếu ớt và dễ bị tổn thương. Vì thế, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé để hỗ trợ giúp con phát triển một cách toàn diện, khỏe mạnh và phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn ăn dặm cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất béo, chất đạm, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng dị ứng thực phẩm của trẻ nhằm tránh cho con ăn phải những thực phẩm bị dị ứng. Một số dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm bao gồm sưng phù, phát ban, khó thở, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho cơ thể trẻ như selen, kẽm, crom, vitamin B1, vitamin B6, vitamin C…
Tóm lại, trẻ đi ngoài có bọt màu vàng là một tình trạng khá phổ biến và có thể khiến trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc hay mất nước. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của bé để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, đồng thời áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả được nêu trong bài viết để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.