Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bảo Thanh
Mặc định
Lớn hơn
Phôi bất thường hay phôi bị lỗi là điều không ai muốn trong quá trình thụ thai, tuy nhiên chúng lại khá phổ biến. Vậy nguyên nhân phối bất thường là gì chính là thắc mắc nhiều chị em quan tâm.
Mang thai và sinh con khoẻ mạnh là điều mà mẹ bỉm nào cũng mong muốn. Tuy nhiên trong quá trình đậu thai, một số phôi phát triển bị lỗi gây cản trở đến hành trình mang thai thành công của nhiều người. Vậy nguyên nhân phôi bất thường là gì? Liệu có thể khắc phục được không? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Phôi thai được ví như mầm sống mới phát triển ở giai đoạn sơ khai nhất của quá trình mang thai. Sự phát triển của cá thể người sẽ trải qua từ thụ tinh, phôi phân chia, phôi dâu, phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh và tạo các cơ quan. Theo tiến trình phát triển này, phôi sẽ di chuyển dần từ ống dẫn trứng vào buồng tử cung của người phụ nữ.
Trước khi quan tâm đến nguyên nhân phôi bất thường, ta cùng hiểu rõ hơn về quá trình phát triển phôi thai: Phôi thường làm tổ ở đáy tử cung và thường làm tổ vào khoảng ngày thứ 6 sau thụ tinh. Một khi phôi đã chuyển vào buồng tử cung sẽ có thay đổi rõ rệt về hình dạng hay còn gọi là phôi nang. Phôi nang sẽ có hai phần bao gồm khối các tế bào trong - chính là phần để phát triển thành thai nhi và một phần khác là các tế bào lá nuôi để sau này trở thành nhau thai.
Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, tinh trùng gặp được noãn tạo thành hợp tử. Phôi sẽ bắt đầu trôi tự do theo ống dẫn trứng từ khi noãn được thụ tinh ở đoạn bóng của ống dẫn trứng cho đến giai đoạn phôi nang. Phôi sau đó sẽ bắt đầu vùi vào nội mạc tử cung vào cuối ngày 6 sau thụ tinh và kết thúc vào ngày thứ 13, 14. Qua siêu âm có thể quan sát được hình ảnh phôi thai qua ngả âm đạo vào khoảng tuần thứ 5, 6.
Phụ nữ lúc phôi làm tổ có thể có những dấu hiệu như ra huyết âm đạo, vú căng, bụng có cảm giác khó chịu, hay nôn và đi tiểu nhiều hơn thường ngày. Tuy nhiên các triệu chứng này không phải sẽ xuất hiện ở mọi chị em.
Hiện nay để hỗ trợ cho quá trình mang thai hiệu quả hơn, rất nhiều chị em đã tìm đến phương pháp làm IVF. Những ai nhờ cậy đến kỹ thuật điều trị IVF đều rất quen thuộc với việc sàng lọc phôi để lựa chọn ra những phôi khỏe mạnh nhất trước khi thực hiện giai đoạn làm tổ trong tử cung người mẹ. Tuy nhiên đã có rất nhiều người lo lắng khi kết quả sàng lọc là phôi bị lỗi.
Vậy nguyên nhân phôi bất thường là từ đâu?
Như đề cập ở trên, việc hình thành nên một phôi hoàn chỉnh và bắt đầu vào giai đoạn làm tổ tưởng chừng như dễ dàng với nhiều người nhưng thực tế không như vậy. Những ai phải nhờ cậy đến IVF sẽ hiểu hơn về xác suất chọn được phôi lành mạnh, không đột biến NST để chuẩn bị đưa vào tử cung làm tổ đôi khi rất thấp bởi do nhiều nguyên nhân phôi bất thường. Vậy nên những ai mang thai theo phương pháp tự nhiên cần trân trọng cơ hội của mình và nắm một số lưu ý cho thấy đã “đậu thai” thành công:
Mỗi phụ nữ sẽ có các biểu hiện khác nhau về mang thai. Nhưng nhìn chung khi phôi thai đã phát triển thì thường người mang thai có dấu hiệu buồn nôn, bầu ngực căng tức, cơ thể mệt mỏi, thay đổi khẩu vị và tâm trạng. Lúc này tốt nhất hãy thực hiện xét nghiệm để sớm biết bản thân có thai và có những chuẩn bị cần thiết.
Lúc này mẹ bầu có thể chắc chắn rằng mình đã “đậu thai” thành công và bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của quá trình mang thai. Cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nội tiết tố đột ngột khiến mẹ không kịp thích nghi và gây ra tình trạng ốm nghén. Ốm nghén nặng thường xảy ra trong 3 tháng đầu, qua tháng thứ 4 sẽ giảm dần.
Thai nhi phát triển sẽ gây chèn ép các cơ quan xung quanh trong đó có thận và bàng quang, điều này kích thích mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, khi em bé phát triển và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ mẹ thì vòng bụng của thai phụ sẽ lớn rất nhanh.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân phôi bất thường. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về quá trình tạo thành phôi, thụ thai thành công để có cho mình kế hoạch sinh nở phù hợp nhất.