Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân răng mọc lẫy là gì? Cách xử lý răng mọc lẫy mà cha mẹ cần biết

Ngày 23/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Răng mọc lẫy là một tình trạng răng miệng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt khi trẻ trải qua giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Hẳn nhiều bậc cha mẹ thắc mắc nguyên nhân răng mọc lẫy là gì? Cách xử lý răng mọc lẫy cho trẻ là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Xử lý chiếc răng mọc lẫy là một trong những vấn đề mà nhiều cha mẹ băn khoăn khi con yêu đang trải qua thời kỳ thay răng vĩnh viễn. Những chiếc răng mọc lẫy có thể tác động lớn tới tính thẩm mỹ hàm răng của trẻ, khiến trẻ dễ tự ti và khó hòa nhập với trường lớp và bạn bè. Bên cạnh đó, răng mọc lẫy khiến chức năng nhai cắn của hàm răng bị giảm hiệu quả. Vậy nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp là gì?

Răng mọc lẫy là gì?

Răng mọc lẫy là tình trạng răng cửa của hàm dưới bị mọc lệch so với vị trí bình thường trên cung hàm. Hiện tượng này phổ biến ở trẻ đang trong độ tuổi thay răng, khi quá trình rụng răng diễn ra và hình thành răng vĩnh viễn.

Răng vĩnh viễn bị mọc lệch, không thẳng hàng so với trục tiêu chuẩn. Điều đó khiến chân răng sữa không bị tác động hay đè đẩy và không tự tiêu chân. Chân răng sữa không tiêu khiến răng sữa tồn tại lâu hơn thường lệ gây tình trạng mọc thừa răng ở trẻ.

Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp là gì? Cách xử lý răng mọc lẫy mà cha mẹ cần biết 1
Răng mọc lẫy ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ

Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp

Di truyền

Di truyền là một yếu tố quan trọng và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng răng mọc lẫy. Trẻ có bố hoặc mẹ từng có răng mọc lẫy sẽ có xác suất gặp phải tình trạng tương tự cao hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi. 

Ngoài ra, không chỉ di truyền trực tiếp từ bố mẹ mà những người thân trong gia đình như ông bà từng có răng mọc lẫy thì khả năng cao trẻ cũng gặp phải.

Răng sữa tồn tại trên hàm

Bắt đầu từ việc răng vĩnh viễn mọc không đều, đi sai trục răng khiến răng vĩnh viễn không thể tác động và làm tiêu chân răng sữa. Điều này sẽ khiến răng sữa tồn tại lâu hơn trên hàm răng của trẻ. 

Răng sữa không rụng hay được nhổ đúng thời điểm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc sau bị chiếm chỗ. Việc này sẽ gây nên tình trạng đồng thời nhiều răng vĩnh viễn bị mọc lệch ra ngoài hoặc vào trong, đồng thời hàm của trẻ sẽ bị thừa răng.

Thói quen sinh hoạt xấu

Những thói quen hàng ngày tưởng như vô hại của trẻ lại có thể là nguyên nhân răng mọc lẫy. Trẻ với thói quen xấu như bú bình, mút ngón tay thường xuyên hay cắn đồ chơi là nguyên nhân phổ biến khiến răng bị mọc lẫy. Thường gặp tình trạng răng mọc lẫy hướng vào trong, từ đó gây mất tính thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ, đồng thời làm giảm độ bền của hàm răng.

Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp là gì? Cách xử lý răng mọc lẫy mà cha mẹ cần biết 1
Nguyên nhân răng mọc lẫy có thể tới từ thói quen sinh hoạt xấu

Chấn thương hàm

Trong vui chơi sinh hoạt hàng ngày, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải những chấn thương. Những thương tích nhỏ như xước xát hay bầm tím cho tới những chấn thương nặng như lệch hàm ảnh hưởng tới trục của răng.

Khi trẻ gặp phải lực tác động mạnh lên xương hàm sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc của hàm răng. Điều này còn có thể tác động mạnh tới những chiếc răng vĩnh viễn đã mọc, khiến chúng không được thẳng hàng như trước.

Cấu trúc hàm bất thường

Một số trẻ có thể gặp phải một số tật bẩm sinh như lồi xương hàm, loạn dưỡng chất vôi xương hàm hay răng thừa có thể dẫn tới tình trạng răng mọc lẫy. 

Những biến dạng này có thể khiến chiều dài cung hàm thay đổi, tỷ lệ cung hàm và răng không đồng nhất khiến răng không đủ chỗ mọc và xếp thẳng hàng như bình thường. Từ đó, chúng phải mọc với ra ngoài hoặc vào trong để trồi lên khỏi chân răng.

Hậu quả của răng mọc lẫy

Răng mọc lẫy ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Ông cha ta có câu “cái răng cái tóc là góc con người’. Đầu tiên, tình trạng răng bị mọc hướng ra ngoài hay vào trong sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ. Độ tuổi mọc răng cũng là thời điểm bé cắp sách tới trường và làm quen với môi trường mới, bạn bè mới và thầy cô.

Những chiếc răng mọc lẫy xuất hiện mỗi khi bé cười hay nói chuyện có thể to thành rào cản khiến bé dễ xấu hổ và mất tự tin hơn. Từ đó, bé sẽ khó hòa nhập với trường lớp và bạn bè hơn.

Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp là gì? Cách xử lý răng mọc lẫy mà cha mẹ cần biết 2
Răng mọc lẫy khiến trẻ mất tự tin giao tiếp

Ảnh hưởng tới chức năng cắn nhai

Ngoài tính thẩm mỹ, những chiếc răng mọc lẫy sẽ ảnh hưởng tới chức năng nhai cắn thức ăn. Răng mọc lẫy sẽ khiến việc nhai và cắn thức ăn khó khăn hơn. Điều đó khiến bé không thể nhai kỹ thức ăn làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Bên cạnh đó, việc thức ăn không được nhai kỹ khiến chúng dễ bị mắc lại trên kẽ giữ những chiếc răng lẫy, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng ở trẻ.

Cách xử lý răng mọc lẫy 

Xử trí răng mọc lẫy tại nhà

Khi tình trạng răng mọc lẫy mới, cha mẹ có thể tập cho trẻ một số động tác giúp đẩy răng về lại vị trí cũ như động tác đẩy lưỡi vào vị trí răng lẫy. Hướng dẫn trẻ đẩy đầu lưỡi vào phần thân của vị trí răng bị mọc lệch nhiều lần trong một ngày. 

Thực hiện động tác đẩy lưỡi thường xuyên có thể giảm đáng kể tình trạng lệch trục thân răng. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tới tần suất và lực đẩy lưỡi của bé. Tránh tình trạng thực hiện quá đà gây hiện tượng hô răng ra ngoài.

Vì vậy, cần hướng dẫn kỹ và quan sát trẻ thường xuyên trong quá trình tập đẩy lưỡi để đưa răng lệch về vị trí đẹp nhất.

Răng mọc lẫy cần can thiệp của nha sĩ

Trong trường hợp lệch trục thân răng nhiều và động tác đẩy lưỡi không thể đưa răng về đúng vị trí thì cha mẹ cần đưa con đi thăm khám và điều trị bởi nha sĩ. Nha sĩ có thể lựa chọn can thiệp chỉnh khoa khi trẻ còn nhỏ và răng lẫy vẫn trong giai đoạn sớm.

Nếu không tiến hành can thiệp sớm, răng mọc lẫy có thể gây hệ quả như lệch hàm, xương hàm yếu, hô răng hay rối loạn khớp cắn.

Nếu trẻ được phát hiện và can thiệp muộn sau 12 tuổi thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi niềng răng. Khi trẻ đã trưởng thành và quá trình thay răng đã hoàn thiện, răng lẫy không thể dễ dàng đưa về đúng vị trí mà cần can thiệp bởi niềng răng để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Nguyên nhân răng mọc lẫy thường gặp là gì? Cách xử lý răng mọc lẫy mà cha mẹ cần biết 3
Niềng răng là phương pháp hiệu quả giúp đưa hàm răng về vị trí bình thường

Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Nguyên nhân răng mọc lẫy là gì?” cũng như cách xử lý răng mọc lẫy mà cha mẹ cần biết. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này.

Răng mọc lẫy là tình trạng răng miệng phổ biến trong giai đoạn trẻ thay răng sữa. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng răng mọc lẫy như di truyền trong gia đình, do cấu trúc hàm bất thường hay do tai nạn sinh hoạt khi bé vui chơi. Cha mẹ cần chú ý và xử lý những chiếc răng mọc lẫy ở bé yêu, tránh để lại những hệ quả vĩnh viễn.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm