Long Châu

Răng thừa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị răng thừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Răng thừa là tình trạng răng mọc quá nhiều trong miệng ở bất kỳ vị trí nào mà răng có thể bám vào xương hàm được (vị trí vòm răng). Lúc nhỏ con người thường có 20 chiếc răng, khi trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng - hay còn gọi là răng vĩnh viễn. Trường hợp răng mọc nhiều hơn 32 chiếc thì những chiếc đó gọi là răng thừa.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Răng thừa là gì?

Răng thừa là hiện tượng có thêm răng. Nó không thường gây đau đớn, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng dẫn đến đau và sưng.

Mọi người thường có 20 chiếc răng sữa mọc trong suốt thời thơ ấu và 32 chiếc răng vĩnh viễn để thay thế chúng. Tuy nhiên, đôi khi có người mọc thêm răng. Trường hợp này được gọi là răng thừa.

Răng thừa có thể là răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Ở răng vĩnh viễn, tỷ lệ mắc chứng răng thừa mọc trong khoảng từ 0,1% đến 3,8%. Ở răng sữa, tỷ lệ mắc bệnh là 0,3% đến 0,6%. Khi nó xảy ra ở răng vĩnh viễn, tình trạng răng thừa thường gặp gấp đôi ở nam giới so với nữ giới.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của răng thừa

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là răng thừa mọc ngay phía sau hoặc gần với răng chính hoặc răng vĩnh viễn bình thường. 

Phân loại theo hình dạng răng:

  • Supplemental là răng khểnh, có hình dạng tương tự như kiểu răng mọc gần.

  • Tuberculate là răng có dạng ống hoặc hình thùng.

  • Compound odontoma là răng được tạo thành từ một số răng nhỏ mọc gần nhau.

  • Complex odontoma là thay vì một chiếc răng duy nhất, một vùng mô giống như răng phát triển thành một nhóm lộn xộn.

  • Hình nón, hoặc hình chốt là răng rộng ở gốc và thu hẹp lại gần đỉnh, làm cho nó trông sắc nhọn.

Phân loại vị trí răng mọc:

  • Paramolar là răng thừa mọc ở phía sau miệng, bên cạnh một trong những chiếc răng hàm.

  • Distomolar là răng thừa mọc thẳng hàng với các răng hàm khác.

  • Mesiodens là răng thừa mọc phía sau hoặc xung quanh răng cửa (bốn chiếc răng phẳng ở phía trước miệng được sử dụng để cắn). Đây là loại răng thừa phổ biến nhất ở những người có răng thừa.

Tác động của răng thừa đối với sức khỏe

Răng thừa thường không gây đau đớn nhưng đôi khi có thể gây áp lực lên xương hàm và nướu gây sưng và đau. Tình trạng quá nhiều răng cũng có thể làm cho răng vĩnh viễn trông khấp khểnh và mất thẩm mỹ.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh răng thừa

Một số biến chứng của chứng tăng răng bao gồm: Hàm răng khấp khểnh, đau và viêm, nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm lợi, chậm mọc răng vĩnh viễn, tác động của răng cửa vĩnh viễn, hình thành chân răng bất thường ở các răng lân cận, tổn thương dạng nang quanh răng, răng sữa mọc không kịp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến răng thừa

Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, nhưng nó dường như có liên quan đến một số tình trạng di truyền, bao gồm:

  • Hội chứng Gardner.

  • Hội chứng Ehlers-Danlos: Một tình trạng di truyền gây ra các khớp lỏng lẻo, dễ bị trật khớp, da dễ bầm tím, cong vẹo cột sống và đau nhức các cơ và khớp.

  • Bệnh Fabry: Hội chứng này gây ra tình trạng không thể đổ mồ hôi, đau tay và chân, phát ban da đỏ hoặc xanh và đau bụng.

  • Sứt môi và hở hàm ếch: Những dị tật bẩm sinh này gây ra tình trạng hở vòm miệng hoặc môi trên, khó ăn hoặc nói và nhiễm trùng tai.

  • Loạn sản màng não.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc răng thừa?

Răng thừa thường xuất hiện ở người lớn, phổ biến ở nam giới so với ở nữ giới.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải răng thừa

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc răng thừa, bao gồm:

  • Di truyền.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán răng thừa

Chẩn đoán xác định thường dùng chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang hoặc CT.

Phương pháp điều trị răng thừa hiệu quả

Thường thì răng thừa không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp khác lại cần loại bỏ răng thừa nếu:

  • Không thể nhai đúng cách hoặc khi nhai cảm thấy đau hoặc khó chịu do răng thừa.

  • Cảm thấy khó chịu hoặc tự ti về hình dáng của răng thừa.

  • Ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh răng miệng.

  • Chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Nếu răng thừa khiến khó chịu nhẹ, nha sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen để giảm đau.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của răng thừa

Chế độ sinh hoạt:

  • Thăm khám định kỳ và tuân thủ điều trị để theo dõi và xử trí kịp thời.

  • Tinh thần lạc quan, tích cực, có thể chia sẻ cùng người thân, bạn bè, nuôi thú cưng hoặc đọc sách để hạn chế căng thẳng.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Phương pháp phòng ngừa răng thừa hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Vì răng thừa thường do di truyền nên không có biện pháp phòng ngừa.

Nguồn tham khảo
  1. Healthline: https://www.healthline.com/health/hyperdontia 

  2. Medicalnewstoday: https://www.medicalnewstoday.com/articles/hyperdontia

Các bệnh liên quan

  1. Hôi miệng

  2. Viêm, đau răng

  3. Răng mọc kẹt

  4. Viêm lợi

  5. Ung thư răng

  6. Mòn răng

  7. Viêm tủy răng

  8. Ung thư nướu răng

  9. Sưng nướu

  10. U nhầy xoang trán