Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh vảy nến thể giọt là tình trạng viêm da gây đỏ da, kích ứng. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và người thành niên. Hiện nay không có loại thuốc cụ thể nào có thể điều trị triệt để bệnh. Do đó, mục tiêu điều trị bệnh là để ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng bệnh, hạn chế các nguy cơ làm bệnh bùng phát.
Vậy nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến này là do đâu? Hiện nay đang có những phương pháp nào để hỗ trợ điều trị bệnh? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.
Bệnh vảy nến thể giọt là tình trạng bệnh xuất hiện dưới da các đốm đỏ, có vảy và hình giọt nước. Bệnh này không để lại sẹo, không phải là bệnh truyền nhiễm và không truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp qua da. Trong nhiều trường hợp, bệnh vảy nến không tự khỏi thì bạn cần phải gặp bác sĩ để được chữa trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Bệnh vảy nến thể giọt là tình trạng bệnh xuất hiện dưới da các đốm đỏ
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì nó là một loại rối loạn miễn dịch, tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể đang tự tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào da, dẫn đến sự phát triển của các tế bào da, gây ra bong da, đỏ - đây cũng là dấu hiệu điển hình để bạn nhận biết bệnh vảy nến.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể được kích hoạt bởi một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn - liên cầu khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn). Khi bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra phản ứng hệ thống miễn dịch và hình thành các đốm trên da.
Ở một số trường hợp, bệnh vảy nến thể giọt còn do di truyền. Nếu gia đình có người bị bệnh này thì nguy cơ các thành viên khác cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra còn có một số yếu tố kích hoạt khác gây ra bệnh như: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, stress, vết bỏng, viêm amidan, vết cắn trên da, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng kích hoạt bệnh như thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét.
Triệu chứng bệnh thường sẽ xuất hiện trên cánh tay, dạ dày, ngực, chân hoặc có thể lây lan đến mặt, tai hay da đầu. Nhưng những tổn thương này sẽ không xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc móng tay.
Bệnh vảy nến thể giọt sẽ có những triệu chứng như đau, nhiễm trùng thứ phát hay ngứa ngáy. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời hay không có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm khớp vảy nến, bệnh tim mạch, ung thư, huyết áp cao, trầm cảm, bệnh Crohn, tiểu đường, bệnh gan thận, loãng xương, rối loạn tự miễn dịch tình trạng mắt.
Bệnh vảy nến thể giọt sẽ chia làm các giai đoạn như sau:
Việc phân loại từng giai đoạn bệnh sẽ dựa vào mức độ xâm lấn và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
Ở giai đoạn nhẹ, đốm vảy nến chỉ chiếm khoảng 3% cơ thể
Hiện nay, để điều trị vảy nến bạn có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc với nhau để tăng hiệu quả điều trị, giảm các tác dụng phụ của thuốc.
Một số thuốc được sử dụng trong điều trị vảy nến mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn như:
Thuốc corticosteroid được sử dụng trong điều trị vảy nến
Các loại thuốc sử dụng trong điều trị vảy nến có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó, cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ da liễu để đạt được hiệu quả khi chữa bệnh.
Bệnh vảy nến thể giọt có thể gọi là bệnh mãn tính, có khả năng phát triển mạnh và khó điều trị. Do đó, khi nhận thấy trên cơ thể có xuất hiện các mảng đỏ kèm theo vảy trắng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị thích hợp.
Hoàng Trang
Nguồn: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.