Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ghẻ da đầu

Ngày 28/07/2024
Kích thước chữ

Ghẻ da đầu là bệnh ngoài da do ký sinh trùng gây nên khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh dễ lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh. Các triệu chứng gồm ngứa, mụn nước và bong tróc da. Nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn đến rụng tóc và hói đầu.

Ghẻ da đầu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân, biết cách nhận diện các triệu chứng và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp là bước quan trọng để điều trị hiệu quả. Cùng Nhà thuốc Long Châu xem qua bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin chi tiết cũng như cách xử lý bệnh một cách triệt để và an toàn nhé.

Dấu hiệu nào cho thấy chúng ta đang bị ghẻ da đầu?

Ghẻ da đầu là một bệnh ngoài da gây ngứa ngáy và khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh dễ lây truyền giữa người với người qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung các vật dụng như lược, gối, chăn, màn.

Nếu không được điều trị, ghẻ da đầu có thể dẫn đến rụng tóc và nguy cơ hói đầu. Các dấu hiệu tiêu biểu của bệnh là cảm giác ngứa ngáy, không thoải mái. Có thể xuất hiện các mụn nước trên da đầu, đặc biệt ở các nếp gấp hoặc vùng da có nhiều tuyến dầu như giữa lông mày, hai bên mũi hoặc phía sau tai. Nếu để lâu có thể dẫn đến sự xuất hiện của vảy da đầu, mẩn đỏ và các mảng da bong vảy.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ghẻ da đầu 1
Ghẻ da đầu là một bệnh ngoài da gây ngứa ngáy và khó chịu

Ghẻ da đầu do những nguyên nhân nào gây nên?

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây nên và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đặc biệt vào khoảng thời gian xuân hè, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho loài côn trùng này hoành hành và phát triển mạnh. Các nguyên nhân hình thành bệnh ghẻ cũng như tạo cơ hội để bệnh lây nhiễm như sau:

  • Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ gây tích tụ mồ hôi, bụi bẩn tạo điều kiện cho ghẻ hình thành và phát triển.
  • Dùng dầu gội, dầu xả, kem dưỡng tóc không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp gây kích ứng cho da đầu.
  • Sử dụng chung chăn, gối, lược chải đầu hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ghẻ da đầu 3
Sử dụng chung chăn, gối, lược chải đầu hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh ghẻ da đầu

Cách điều trị ghẻ da đầu tại nhà

Điều trị ghẻ da đầu tại nhà có thể hiệu quả nếu bạn thực hiện đúng các biện pháp và tuân thủ các chỉ dẫn. Một số phương pháp điều trị ghẻ da đầu tại nhà được khuyến nghị như dùng thuốc bôi trị ghẻ, thuốc uống hoặc một vài cách chữa trị từ dân gian.

Điều trị ghẻ da đầu bằng thuốc bôi

Ghẻ da đầu có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc bôi ngoài da, giúp giảm ngứa và diệt nấm từ ngoài da một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ có tác dụng tạm thời và có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nấm tại chân tóc. Dưới đây là các loại thuốc bôi phổ biến để điều trị ghẻ da đầu:

  • Kem Permethrin 5% là một trong những thuốc bôi trị ghẻ da đầu phổ biến nhất và an toàn. Bôi kem lên vùng da bị ghẻ sau khi tắm, giữ kem trên da khoảng 8 giờ và bôi lại sau một tuần.
  • Thuốc xịt ghẻ Spregal cần được sử dụng liên tục ít nhất 3 ngày và có thể xịt lại sau 10 ngày nếu cần.
  • Dung dịch hoặc kem Crotamiton 10% giúp giảm triệu chứng ngứa do bệnh ghẻ da đầu rất hiệu quả. Thuốc thường được bôi lên vùng da bị ghẻ sau khi tắm 24 giờ và lặp lại từ 3 đến 5 ngày.
  • Ivermectin và Griseofulvin là những thuốc điều trị ghẻ da đầu nặng, thường được bác sĩ chỉ định khi tình trạng bệnh nghiêm trọng.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ghẻ da đầu 4
Ghẻ da đầu có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc bôi ngoài da

Điều trị ghẻ da đầu bằng thuốc uống

Đối với các trường hợp ghẻ da đầu nặng hoặc sử dụng thuốc bôi không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống với tác dụng kháng nấm từ bên trong. Sử dụng các thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban hoặc ngất. Các loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Griseofulvin: Được sử dụng để điều trị ghẻ da đầu mãn tính, thuốc này có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn. Thời gian điều trị từ 8 đến 10 tuần.
  • Terbinafine: Đây là một lựa chọn phổ biến khác để điều trị ghẻ da đầu, thuốc này giúp loại bỏ nấm ký sinh và thường được sử dụng trong khoảng 4 đến 6 tuần.

Điều trị ghẻ da đầu theo phương pháp dân gian

Một số phương pháp tự nhiên từ thảo dược cũng có thể hỗ trợ điều trị ghẻ da đầu tại nhà, dù chưa được nghiên cứu chính thức nhưng những cách này đã được nhiều người tin dùng và thấy hiệu quả:

  • Giấm: Với đặc tính kháng nấm và giảm viêm, giấm có thể giúp loại bỏ tế bào da chết. Pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:1 và mát xa lên da đầu để dung dịch thấm sâu.
  • Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống nấm và bảo vệ da. Pha 1 - 2 giọt tinh dầu tràm trà với 2 muỗng dầu dừa và ủ tóc trong 30 - 60 phút.
  • Chanh: Chanh có khả năng tiêu diệt nấm và kháng khuẩn. Pha 1 - 2 muỗng nước cốt chanh vào nước và thoa lên tóc trong 10 - 15 phút.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ghẻ da đầu 5
Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống nấm và bảo vệ da

Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu hy vọng các bạn đã biết được bệnh ghẻ da đầu rất dễ lây lan và tái phát, đồng thời cũng biết được dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và chỉ định liệu trình chữa trị hợp lý. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về da và khó điều trị dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin