Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều cha mẹ lo lắng và bối rối khi phát hiện da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ không biết con có gặp vấn đề gì hay không và không rõ nên xử lý như thế nào. Hãy tham khảo những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả và an toàn.
Em bé mới sinh thường có làn da mềm mại và rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân từ môi trường. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc da cho trẻ một cách khoa học, cẩn thận và an toàn là rất quan trọng.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng da đầu bị đỏ ở trẻ sơ sinh, trước hết cha mẹ cần bình tĩnh làm rõ đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và trẻ sơ sinh có bị ảnh hưởng gì hay không.
Cứt trâu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi, cao nhất là có ở trẻ 3 tháng tuổi. Triệu chứng thường thấy bao gồm:
Những mảng này là một loại viêm da tiết bã, nguyên nhân chính xác gây ra vẫn chưa được biết rõ. Có thể là do hormone từ mẹ đi qua nhau thai trước khi sinh. Những hormone này khiến tuyến dầu trên da em bé tiết ra nhiều dầu hơn bình thường.
Khi các tế bào da chết thường bong ra, lượng dầu thừa khiến các tế bào này "dính" vào da, hình thành lớp vảy trên da đầu. Ngoài ra, một loại nấm men có trên da gọi là Malassezia cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của viêm da tiết bã nhờn.
Ở trẻ sơ sinh, mặc dù tương đối hiếm nhưng các trường hợp nhiễm trùng do nấm vẫn có thể xảy ra và khiến da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ. Biểu hiện có các mảng ban đỏ lan tỏa, không rõ ràng với các vùng bong tróc và có điểm dày sừng trên da đầu, chủ yếu liên quan đến vùng đỉnh đầu và có tóc mỏng lan tỏa.
Tình trạng này có thể xảy ra do lây nhiễm từ động vật nuôi trong nhà, chẳng hạn nếu gia đình có nuôi chó mèo từng điều trị bệnh liên quan đến nấm và cho phép chúng tiếp xúc với trẻ như nằm ngủ cùng nhau.
Cha mẹ cần để ý kỹ các dấu hiệu này nếu trẻ bị dị ứng:
Nếu phản ứng dị ứng bao gồm thở khò khè, sưng môi hoặc lưỡi hoặc khó thở, trẻ có thể bị dị ứng nghiêm trọng hay sốc phản vệ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tác nhân gây ra dị ứng có thể đến từ một số loại dầu gội, dầu dưỡng mà em bé của bạn có phản ứng dị ứng với hóa chất có trong nó. Hoặc chất liệu vải của mũ, khăn hoặc gối không phù hợp cũng có thể gây dị ứng cho da đầu nhạy cảm của trẻ.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ như việc vệ sinh cho trẻ không đúng cách, sử dụng các sản phẩm không phù hợp dễ gây kích ứng hoặc nổi mề đay, phát ban đỏ,... Có thể xuất hiện những nốt đỏ mọc khắp đầu và toàn thân, kèm sốt, trẻ uể oải, kém ăn, khóc nhiều.
Cha mẹ không cần lo lắng vì nó thường không gây hại và có thể tự cải thiện khi trẻ được 8 đến 12 tháng tuổi mà không cần can thiệp. Cứt trâu không gây cảm giác ngứa và em bé vẫn khỏe mạnh bình thường.
Mặc dù không cần điều trị, nhưng có những bước cha mẹ có thể thực hiện tại nhà để giúp làm mềm và loại bỏ vảy:
Nếu tình trạng của trẻ không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng và kéo dài, cần đưa bé đến cơ sở y tế khám và tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để chữa trị phù hợp. Không tự ý chữa trị bằng các mẹo dân gian tại nhà.
Ngoài trường hợp da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ do cứt trâu, các nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt cần lưu ý vì giai đoạn sơ sinh hệ miễn dịch của trẻ mới bắt đầu phát triển, sức đề kháng yếu.
Khi trẻ sơ sinh bị nấm da đầu, việc điều trị và chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để giúp bé nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa các di chứng lâu dài. Dưới đây là những bước cần thực hiện:
Cần phát hiện các dấu hiệu và phản ứng xử trí kịp thời, đúng cách. Việc cần làm đầu tiên là ngừng ngay sử dụng các sản phẩm nghi ngờ gây dị ứng cho trẻ và rửa sạch các chất gây dị ứng trên da đầu của trẻ bằng nước ấm.
Dị ứng ở trẻ sơ sinh thường là không nguy hiểm, các phản ứng nhẹ thường hết trong vài giờ. Nếu các vết đỏ lan rộng và dần trở nên tệ hơn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được xử trí và điều trị một cách an toàn.
Trong một số trường hợp các vết đỏ có thể là dấu hiệu của căn bệnh khác, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, sử dụng đúng loại thuốc an toàn dành cho trẻ, tránh gây tổn thương thêm.
Để tránh tình trạng da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ bất thường và đảm bảo bé luôn khỏe mạnh, cha mẹ cần chú ý theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ. Việc nắm rõ những dấu hiệu này giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe. Đồng thời, việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ đúng cách cũng rất quan trọng.
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Việc quan trọng là cần hiểu rõ và áp dụng đúng phương pháp chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sự an toàn cho trẻ. Hy vọng rằng những thông tin về nguyên nhân và cách chữa trị khi da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ phần nào giúp quý vị giải tỏa bớt lo lắng và chăm sóc con mình một cách tốt hơn.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.