Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa

Ngày 07/02/2022
Kích thước chữ

Đau khớp háng khi mang thai đã gây ra nhiều khó khăn cho chị em trong quá trình mang thai. Vì vậy đã làm cho công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu về bệnh Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Trong quá trình mang thai, bạn có thể cảm thấy một số cơn đau nhức ở khớp háng và đôi khi rất khó xác định chính xác vấn đề. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số nguyên nhân, triệu chứng phổ biến của đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa, đồng thời đưa ra một số cách khắc phục để có thể giảm hoặc ngăn chặn cơn đau.

Dấu hiệu đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa

Đau háng khi mang thai 3 tháng giữa đều có chung một số các dấu hiệu như: Đau mỏi và nhức vùng khớp háng, có cảm giác tê bì ở một bên hông, các tư thế xoay và cúi người rất khó khăn.

Ngoài những dấu hiệu trên, một số bà bầu cũng có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như táo bón, đi tiểu nhiều. Hay là ảnh hưởng đến dây thần kinh như nóng, sốt, nhức đầu dữ dội. 

Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa 1 Đau khớp háng khi mang thai ba tháng giữa gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng

Nguyên nhân gây ra đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa

Do thiếu canxi trong quá trình mang thai

Mẹ bầu luôn cần cung cấp cho cơ thể một lượng lớn canxi trong suốt quá trình mang thai nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và bé. Nếu không được bổ sung đầy đủ lượng canxi cơ thể mẹ bầu cần thì dễ khiến các khớp xương của mẹ bị đau nhức, gây viêm xương và điển hình là khớp háng.

Do thiếu hàm lượng lớn magie trong quá trình mang thai

Magie là một nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Nếu lượng magie bị thiếu sẽ khiến chị em có biểu hiện đau khớp háng. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút và đau dây thần kinh tọa. Magie là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết cho nhu cầu cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu khi mang thai nên bổ sung đầy đủ.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa 2 Đau khớp háng khi mang thai ba tháng giữa có thực sự nguy hiểm không?

Do sự thay đổi nội tiết tố khi trong quá trình mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố estrogen hay rối loạn kinh nguyệt khiến các dây chằng hay sụn khớp ở khu vực chậu hông mềm ra tăng khả năng co giãn. Vì thế mà mẹ bầu bị căng giãn cổ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây ra đau khớp háng cho chị em trong quá trình mang thai. 

Do sự thay đổi trọng lượng cơ thể người mẹ và sự chuyển động thai nhi

Khi mang thai hầu hết các chị em tăng cân ở một số mẹ bầu ăn uống không điều độ. Vì vậy, áp lực một cách đột ngột lên khớp háng tăng. Và đây chính là nguyên nhân gây đau khớp háng ở bà bầu, nhất là những tháng giữa của thai kỳ.

Nếu thai nhi thay đổi vị trí thì các dây thần kinh của mẹ đều bị chịu áp lực. Quá đó, gây căng đau khớp háng quá trình mang thai. Tình trạng này nếu kéo dài, đặc biệt khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung. 

Triệu chứng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa

Hiện tượng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa xuất hiện nếu mẹ bầu đứng lên ngồi xuống đột ngột. Khi mẹ bầu vận động mạnh thì cũng sẽ thấy đau háng. Triệu chứng đau háng giai đoạn này là do sự thay đổi nội tiết tố estrogen bên trong làm nới lỏng các khớp xương. 

Một số trường hợp khi mang thai đều có chung các triệu chứng sau đây:

  • Đau mỏi và nhức vùng khớp háng. Cơn đau lan đến cả vùng hông, mông hoặc đau tê mỏi xuống cả hai bàn chân.
  • Có cảm giác tê bì ở một bên hông.
  • Các khớp co cứng vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.
  • Thực hiện các tư thế xoay và cúi người rất khó khăn.

Ngoài những dấu hiệu trên, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như táo bón, tiểu không tự chủ. Đôi khi là nóng, sốt, nhức đầu dữ dội, hoặc mẹ bầu ít cảm nhận được cử động của thai nhi.

Biện pháp khắc phục hiệu quả đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa

Hình thành lối sống lành mạnh

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu. Đảm bảo đầy đủ canxi, magie, sắt,… cho cơ thể mẹ. Thường xuyên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Luyện tập Yoga là biện pháp phù hợp mang đến các bài tập dành cho mẹ bầu hiệu quả. Yoga giúp hạn chế những áp lực tác động lên vùng khớp háng và thắt lưng, mang lại lợi ích trong việc làm giảm đau háng khi mang thai tốt cho mẹ, đặc biệt là ba tháng giữa thai kỳ. Ngoài ra, bơi lội sẽ giúp chân, xương chậu và các khớp khác được vận động thư giãn mà không phải chịu áp lực từ cơ thể. 

Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa Thường xuyên luyện tập yoga nâng cao sức khỏe, hạn chế áp lực lên khớp háng

Chườm ấm

Đây là phương pháp có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể mẹ bầu. Mang lại hiệu quả giảm đau khớp háng khi mang bầu nhanh chóng đặc biệt là mang thai ba tháng giữa. Mẹ bầu có thể làm giảm triệu chứng đau bằng việc dùng túi chườm nóng để chườm lên vùng đau nhức.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay nếu phụ nữ mang thai bị đau háng kèm theo sưng. Phương pháp này sẽ khiến các mạch co lại, giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm đồng thời giảm đau hiệu quả.

Massage nhẹ nhàng

Thực hiện massage nhẹ nhàng trong thời gian thai kỳ sẽ giúp giải tỏa được sự căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Việc massage ở chân và hông khi nằm nghiêng là biện pháp tối ưu, an toàn cho mẹ bầu tại nhà.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhằm điều trị hiệu quả căn bệnh đau khớp háng trong quá trình mang thai.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin