Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau nhức xương khớp và đau gối sau khi sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh hoạt của các chị em mà còn gây nên những tâm lý tiêu cực, là nguyên dân dẫn tới trầm cảm sau sinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
Đau nhức xương khớp đặc biệt là đau mỏi gối sau khi sinh là tình trạng mà hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải. Đau nhức xương khớp và đau gối sau khi sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh hoạt của các chị em mà còn gây nên những tâm lý tiêu cực, là nguyên dân dẫn tới trầm cảm sau sinh. Chính vì vậy việc điều trị và khắc phục tình trạng đau gối sau sinh là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau 2 đầu gối sau sinh thông qua bài viết này.
Trong quá trình mang thai cơ thể sẽ tăng cân một cách đột ngột, khiến cho khớp gối của chị em phụ nữ vì chịu nhiều áp lực và sẽ có xu hướng yếu đi trong quá trình mang thai. Do vậy mà đa số các mẹ sẽ thường gặp phải các cơn đau ở khớp gối khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế sau khi sinh. Các cơn đau này sẽ có tính chất khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng của mỗi chị em, thường khởi phát từ những tháng gần cuối của thai kỳ và kéo dài dai dẳng cho tới và sau khi các chị em sinh xong. Có thể kể tới một số triệu chứng đau khớp gối sau khi sinh mà các chị em rất hay gặp phải như:
Đau mỏi khớp gối sau khi sinh là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Tình trạng này có thể xuất phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đau hai đầu gối sau sinh mà các mẹ có thể tham khảo:
Tăng cân trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau mỏi khớp gối sau khi sinh. Khi mang thai cơ thể các mẹ sẽ bị tăng cân một cách đột ngột, điều này khiến cho các khớp xương đặc biệt là khớp gối phải chịu nhiều áp lực lớn trong thời gian dài. Vì vậy mà khớp gối sẽ có xu hướng yếu đi và khiến cho các chị em dễ bị đau nhức khi di chuyển.
Trong khi mang thai các hoóc môn nội tiết tố của các chị em sẽ thay đổi, điều này dẫn tới những biến đổi về sinh lý bên trong cơ thể. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ các chị em thường tiết ra nhiều hoóc môn 2-relaxin, đây là loại hoóc môn có xu hướng làm giãn dây chằng ở khớp phục vụ cho quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy nó sẽ gây nên các cơn đau nhức và tê mỏi ở các khớp trên cơ thể của các mẹ, đặc biệt là đau khớp đầu gối.
Có rất nhiều chị em phụ nữ lười vận động, ít tập thể dục trong quá trình mang thai điều này sẽ dẫn tới việc các khớp không được hoạt động và thư giãn đầy đủ. Từ đó gây nên tình trạng bị khô dịch khớp, cứng khớp, khớp thiếu linh động và đau nhức trong quá trình di chuyển và vận động sau này.
Ngoài ra những mẹ đã có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp từ trước cũng có thể gặp phải tình trạng bị đau 2 đầu gối sau sinh.
Thông thường, sẽ mất một thời gian ngắn để hồi phục thường sẽ khoảng từ 3 tới 4 tháng nếu các mẹ tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên cũng có nhiều mẹ bỉm gặp khó khăn trong việc phục hồi sức khỏe sau sinh đặc biệt là phục hồi khả năng vận động của khớp. Dưới đây là một số phương pháp khá hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng bị đau 2 đầu gối sau sinh:
Đau 2 đầu gối sau sinh là một phần tất yếu của chu kỳ mang thai và sinh nở. Vì vậy các mẹ hãy chuẩn bị trước tâm lý vững vàng, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao trước, trong và sau khi mang thai để giảm thiểu các triệu chứng đau mỏi khớp có thể gặp phải sau sinh.
Thu Hòa
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.