Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

12 dấu hiệu trầm cảm sau sinh dễ nhận biết

Ngày 18/06/2020
Kích thước chữ

Các chuyên gia định nghĩa trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn cảm xúc tiêu cực. Mẹ bị trầm cảm sẽ có những suy nghĩ, cảm giác lo lắng buồn chán, thậm chí làm tinh thần suy sụp nghiêm trọng tùy theo mức độ. Trầm cảm sau sinh không thể tự hết và cần phải được điều trị tâm lý. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu từ sớm rất quan trọng. Dưới đây là 12 dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm sau sinh, các mẹ nên lưu ý!

Trước khi mang thai hoặc sau khi sinh con, phụ nữ thường có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nhưng chúng ta vẫn thường hay nghe đến những câu chuyện về bệnh trầm cảm sau sinh đã gây ra những vấn đề đáng tiếc. Vì thế, nhận biết trầm cảm sau sinh và có phương pháp điều trị kịp thời là rất cần thiết liên quan đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

Bệnh trầm cảm sau sinh có nhiều nguyên nhân, có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Có nhiều trường hợp người mẹ bị trầm cảm sau sinh nhưng lại cho rằng đây chỉ là chút bất ổn trong tâm lý, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu không được nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh thì việc điều trị sẽ có thể trở nên khó khăn hơn. Cùng tham khảo qua 12 triệu chứng thường thấy của chứng trầm cảm sau sinh để có những phát hiện sớm hơn để dễ dàng giúp các mẹ vượt qua nhé!

1. Hội chứng Baby Blues không thuyên giảm

Hội chứng Baby Blues có thể xảy ra sau khi sinh từ 1-3 ngày. Nó có thể kéo dài từ 10 ngày đến vài tuần. Nếu mẹ mắc phải hội chứng này thì cảm xúc và tâm trạng sẽ thay đổi thất thường. Mẹ có thể khóc lóc, ủ rũ nhưng có thể cười ngay sau đó. 

mẹ mắc phải hội chứng này thì cảm xúc và tâm trạng sẽ thay đổi thất thườngMẹ mắc phải hội chứng Baby Blues thì cảm xúc và tâm trạng sẽ thay đổi thất thường

Vì có sự tương đồng với trầm cảm sau sinh nên có rất nhiều người nhầm lẫn. Đa phần nếu tâm lý của mẹ bị ảnh hưởng bởi hội chứng Baby Blues thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Thường thì tâm trạng của người mẹ sẽ hơi ủ rũ trong 2 tuần đầu sau sinh. Chị em sẽ cảm thấy tốt hơn sau đó. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn còn buồn hoặc tuyệt vọng trong nhiều tuần sau nữa thì có thể mẹ đã bị trầm cảm sau sinh.

2. Suy nhược cơ thể

Sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ có cảm giác đau khổ, vô vọng, thậm chí có thể vô cớ khóc lóc cả ngày và tự cảm thấy bị những người xung quanh bỏ rơi. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ làm cho mẹ bầu không thiết tha tới việc chăm sóc bản thân nên có thể sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược và mất sức dần. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ cũng như bé.

3. Gặp căng thẳng nghiêm trọng

Khi bị trầm cảm, người mẹ thường có cảm giác căng thẳng. Bất kỳ một nguyên nhân nào trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể làm nỗi buồn của mẹ trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ như việc mâu thuẫn với chồng hoặc các thành viên trong gia đình khi không được giúp đỡ chăm sóc em bé. Lúc này, mẹ khó có thể thư giãn được. Loại căng thẳng này cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh và không thể giải quyết bằng thuốc an thần.

Khi bị trầm cảm sau sinh, mẹ sẽ có những cảm xúc căng thẳng rất nghiêm trọng. Khi bị trầm cảm sau sinh, mẹ sẽ có những cảm xúc căng thẳng rất nghiêm trọng. 

4. Có cảm giác ám ảnh, lo lắng

Trầm cảm sau sinh có thể khiến người phụ nữ cảm thấy ám ảnh, lo lắng về một vấn đề nào đó. Một vài người mẹ sẽ luôn luôn trong tình trạng lo lắng mình không phải là một người mẹ tốt mặc dù con không bị ốm, sinh non hay gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe. Có trường hợp người phụ nữ lại cảm thấy sợ hãi, ám ảnh, có cảm giác mình là mối nguy hại đối với những người thân trong gia đình. Những nỗi lo sợ, ám ảnh này thường là triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh dễ nhận thấy.

5. Mất tập trung

Nếu rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, người phụ nữ sẽ trở nên xao nhãng, mất tập trung trong mọi việc. Khi thực hiện các hoạt động như xem tivi, đọc sách, trò chuyện rất khó có thể tập trung. Đối với nhiều người thì trí nhớ còn bị suy giảm, cảm thấy mọi điều trong cuộc sống đều thật tồi tệ. 

rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, người phụ nữ sẽ trở nên xao nhãng, mất tập trung trong mọi việc. Khi bị tình trạng trầm cảm sau sinh, người phụ nữ sẽ trở nên xao nhãng, mất tập trung trong mọi việc.

6. Thay đổi về giấc ngủ

Mặc dù, khi có em bé thì giấc ngủ của người mẹ ít nhiều cũng có sự xáo trộn. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu sau đây thì có thể mẹ đã bị trầm cảm sau sinh:

  • Khi con đang ngủ cũng không thể nghỉ ngơi.
  • Bất cứ lúc nào cũng trong tình trạng ngủ.
  • Thao thức đến gần sáng hoặc mất ngủ trắng đêm.
  • Gặp ác mộng khi ngủ và không thể ngủ lại được.
Mẹ bị mất ngủ cũng là triệu chứng của trầm cảm sau sinhMẹ bị mất ngủ cũng là triệu chứng của trầm cảm sau sinh

7. Mất hứng thú tình dục 

Không còn hứng thú tình dục có thể xảy ra với bà mẹ bị trầm cảm sau sinh và kéo dài trong một thời gian. Vì thế, mẹ rất cần sự chia sẻ, cảm thông từ phía người chồng. Trong trường hợp này, người chồng cần an ủi, động viên, vỗ về để người vợ có cảm giác được yêu thương, trân trọng.

8. Không còn hứng thú với những điều mình thích

Một dấu hiệu rất đáng lo ngại của chứng trầm cảm sau sinh là khi người mẹ không còn cảm thấy hứng thú với những sở thích trước đây cũng mình nữa. Đây là lúc mà chị em cần phải đến gặp bác sĩ để trao đổi về những thay đổi trong tâm trạng và thói quen của bản thân. 

9. Ăn uống không điều độ

Sau khi sinh, chế độ ăn uống cân bằng, khoa học của người mẹ là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe cũng như có lượng sữa dồi dào cho bé. Thế nhưng khi bị trầm cảm, mẹ sẽ ăn rất ít, không muốn ăn. Có trường hợp lại ăn rất nhiều, mất kiểm soát. Điều này sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều tới việc sinh hoạt và sức khỏe của mẹ.

10. Xuất hiện suy nghĩ về việc làm hại bản thân và con 

Đây là một trong những triệu chứng rất nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm sau sinh. Việc mẹ có những ý nghĩ về việc tự tử, làm tổn thương chính mình hoặc em bé thì đó chính là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Nặng hơn đó có thể đó là rối loạn tâm thần sau sinh. Khi đã có ý nghĩ tự tử hoặc khủng hoảng nghiêm trọng thì chị em cần có sự trợ giúp từ các chuyên gia cũng như sự động viên, thấu hiểu và an ủi từ gia đình cũng như người thân xung quanh để vượt qua những cảm giác này.

Một trong những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh là mẹ xuất hiện suy nghĩ về việc làm hại bản thân và con. Một trong những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh là mẹ xuất hiện suy nghĩ về việc làm hại bản thân và con. 

11. Ngại tiếp xúc, nói chuyện

Một trong những dấu hiệu hết sức rõ ràng của bệnh trầm cảm sau sinh là mẹ ngại tiếp xúc hay nói chuyện với người khác, dần dần xa lánh người thân, bạn bè. Thậm chí nhiều người phụ nữ còn không muốn gần gũi với con. Tình trạng này sẽ làm nặng nề thêm cảm giác bị cô lập, thiếu sự đồng cảm của mẹ với con cũng như những người xung quanh. Biểu hiện này lâu dần sẽ làm cho bệnh tình về tâm lý của mẹ thêm nặng hơn, gia đình nên có những biện pháp an ủi và động viên mẹ để mẹ nhanh chóng lành bệnh nhé!

12. Tâm trạng thay đổi thất thường

Hầu hết, sau khi sinh con xong, tâm trạng người mẹ sẽ có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Mẹ có thể cười rồi lại khóc ngay được. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài nhiều hơn 2 tuần và có diễn biến ngày một nghiêm trọng hơn thì rất có thể là trầm cảm sau sinh. 

Trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện sớm thì sẽ thuận lợi hơn trong việc điều trị. Có rất nhiều phụ nữ sau khi sinh không thể nhận ra được rằng mình có mắc bệnh trầm cảm. Họ không thể nhận thức được dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm này. Nếu bạn là chồng hay là người thân của họ, nếu có nghi ngờ người thân yêu của mình mắc bệnh trầm cảm sau sinh, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp nhé!

Bên cạnh đó, những người phụ nữ trong thời gian mang thai và sau khi sinh con thường chịu rất nhiều áp lực cũng như lo lắng, bạn là chồng hoặc người thân bên cạnh cô ấy nên dành nhiều thời gian cho cô ấy để cảm thông, chia sẻ và an ủi cùng cô ấy nhiều hơn nhé!

Xem thêm:

Yến Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin