Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng sâu răng do bú bình thường gặp ở các bé dưới 4 tuổi xuất phát từ nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin sau trong bài viết này.
Các trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuổi đến 4 tuổi thường sẽ dễ rơi vào tình trạng bị sâu răng do bú bình. Đây là một hội chứng gặp nhiều ở các bé trong độ tuổi này. Lúc này nhiều răng của trẻ sẽ bị sâu cùng lúc kèm theo tốc độ hư hỏng nhanh chóng, khó kiểm soát. Nếu cha mẹ không phát hiện và kịp thời khắc phục sớm thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống của trẻ nhỏ, đặc biệt là còn tác động tới quá trình mọc răng vĩnh viễn trong tương lai.
Theo các chuyên gia lý giải, tình trạng sâu răng do bú bình ở trẻ được phân loại là một hội chứng. Hội chứng này sẽ xuất hiện nhiều ở nhóm các bé trong khoảng từ 2 đến 4 tuổi - Độ tuổi vẫn còn bú sữa bằng bình. Dấu hiệu để cha mẹ nhận ra trẻ nhỏ nhà mình đang rơi vào hội chứng sâu răng do bú bình là nhiều răng sữa bị sâu cùng lúc. Số lượng răng bị sâu có tốc độ tiến triển từ nhẹ đến nghiêm trọng nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn.
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng gần 11% trẻ nhỏ sẽ mắc phải hội chứng sâu răng do bú bình. Khi răng sữa của trẻ bị phá hoại nặng nề, chức năng nhai và nghiền nát thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Bé sẽ cảm thấy đau nhức khi ăn uống nên dễ nảy sinh ra tâm lý biếng ăn, chán ăn, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc răng sữa hư hỏng sớm còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai. Bé dễ bị răng mọc lệch, móm, hô,...
Nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng sâu răng do bú bình ở trẻ nhỏ xuất phát từ thói quen ngậm sữa, hoặc chất lỏng có vị ngọt trong miệng của bé lúc ngủ vào buổi trưa hoặc ban đêm. Chất đường chứa trong các thức uống này khi bị lên men trong khoang miệng sẽ tạo thành Acid phá hủy men răng. Nếu kéo dài tình trạng này trong một khoảng thời gian sẽ dẫn đến đa sâu răng, đặc biệt là ở vị trí răng cửa ở hàm trên và hàm dưới.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như vệ sinh răng miệng không đúng cách, ngậm bình sữa khi ngủ, không súc miệng lại bằng nước sau khi uống sữa,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ.
Sâu răng là một bệnh lý về nha khoa thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tình trạng sâu răng do bú bình ở bé có tốc độ tiến triển rất nhanh. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ kỹ lưỡng, giúp bạn phát hiện sớm khi trẻ bị sâu răng. Tình trạng này không chỉ khiến bé bị mất răng, ảnh hưởng chức năng nhai và nghiền thức ăn, mà nó còn tác động đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ nhỏ.
Trong trường hợp phát hiện trễ, răng bị hư hỏng nặng nề và dễ dẫn đến các biến chứng khôn lường như viêm tủy răng, áp xe chân răng, viêm mô tế bào, hội chứng vách, rối loạn chức năng mọc răng,... Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng còn có thể xâm nhập vào máu gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như thận, tiểu đường, viêm nội tâm mạc, chậm phát triển do suy dinh dưỡng,...
Như đã nói ở trên, sâu răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Chính vì thế, khi nhận thấy răng bé bị sâu, cha mẹ nên đưa trẻ đi nha khoa điều trị càng sớm càng tốt. Một số cách điều trị sâu răng do bú bình ở trẻ mà bạn có thể tham khảo:
Cha mẹ nên tập cho bé thói quen đánh răng sạch sẽ 2 lần vào sáng - tối ngay từ lúc 12 tháng tuổi. Đồng thời, sau khi ăn uống đồ ngọt, bé cũng nên súc miệng lại bằng nước sạch.
Trong trường hợp răng sữa bị sâu nghiêm trọng, để tránh lây lan cho các răng khác xung quanh, phụ huynh nên cho bé đến nha khoa để nhổ bỏ.
Sâu răng là kết quả của quá trình phá hủy khoáng men răng kéo dài của vi khuẩn Streptococcus mutans. Để quá trình này diễn ra chậm hơn, bạn có thể bôi Fluor lên răng của bé. Khi bôi Fluor lên bề mặt răng, các lỗ sâu nhỏ li ti sẽ được lấp đầy, ngăn chặn vi khuẩn có hại tấn công vào cấu trúc tủy răng bên trong.
Tóm lại, tình trạng sâu răng do bú bình là nguyên nhân chính khiến cho chức năng nhai của bé bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Bởi thế, việc phòng ngừa và điều trị sớm sâu răng cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Ngay khi vừa phát hiện răng sâu ở bé, cha mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sĩ nha khoa ngay, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bảo Vân
Nguồn: Vinmec
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.