Mức độ nguy hiểm của bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore gặp ở tất cả độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Bệnh dễ bị mắc ở những người có các bệnh mãn tính như đái tháo đường, thận, phổi, suy giảm miễn dịch…
Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đa dạng bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.
Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40-60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp. Hiện nay, vẫn chưa có vaccine phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, nên việc tìm các cách phòng tránh bệnh Whitmore vẫn là việc rất quan trọng để hạn chế nhiễm phải loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, bùn và nước mặt
Nguyên nhân gây bệnh Whitmore
Để biết cách phòng tránh bệnh Whitmore, ta phải biết nguyên nhân gây bệnh. Whitmore còn gọi là bệnh melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh được đặt theo tên người đầu tiên mô tả là Alfred Whitmore vào năm 1912 tại Myanmar ngày nay.
Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, đất bùn và nước mặt, do đó bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc với đất và nước ô nhiễm. Người và động vật nhiễm bệnh do hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ, uống nước ô nhiễm, và tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua đường da. Một điểm may mắn là bệnh hiếm khi lây truyền từ người qua người.
Tiếp xúc với môi trường có vi khẩn như đất dễ bị nhiễm bệnh Whitmore
Bệnh có khả năng lây lan khi bệnh nhân tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm khuẩn, thường xuất hiện ở nơi khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Bệnh Whitmore là một căn bệnh nguy hiểm nhưng dễ phát hiện muộn do chuẩn đoán nhầm với các bệnh khác như bệnh nhiễm trùng huyết do tụ cầu hoặc chuẩn đoán nhầm với bệnh lao toàn thể, lao phổi... Hiện mới chỉ có 10% số bệnh nhân mắc bệnh được chuẩn đoán đúng và kịp thời điều trị. Vì thế, cần biết các cách phòng tránh bệnh Whitmore để bảo vệ bản thân.
Các triệu chứng của bệnh Whitmore
Bệnh có biểu hiện ở vị trí khác nhau và có các triệu chứng khác nhau nên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác như quai bị, áp xe, viêm tấy... Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40 - 60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.
Nhiễm trùng phổi: Các triệu chứng bao gồm ho (có đờm hoặc không), đau ngực khi thở, sốt cao, đau đầu và đau cơ, sụt cân.
Nhiễm trùng máu: Các triệu chứng bao gồm sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, mất phương hướng, vết loét có mủ trên da.
Nhiễm trùng khu trú: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai. Sốt, loét hoặc áp xe trên, hoặc ngay bên dưới da - có thể bắt đầu như những nốt u cục cứng chắc màu xám hoặc trắng, trở nên mềm và viêm; sau đó trông giống như vết thương do vi khuẩn ăn thịt gây ra.
Nhiễm trùng rải rác: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).
Các triệu chứng của bệnh Whitmore thường rất mãnh liệt và tiến triển rất nhanh. Do vậy, bạn phải có các cách phòng tránh bệnh Whitmore để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân.
Cách phòng tránh bệnh Whitmore bạn cần biết
Để biết cách phòng tránh bệnh Whitmore cần biết môi trường sống của vi khuẩn này. Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong đất, nước mặt và có nhiều nhất ở độ sâu 10 cm đến 90 cm. Nó đã được tìm thấy trong đất, ao, suối, hồ, nước tù đọng và ruộng lúa.
Việt Nam là một nước nông nghiệp và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do vậy vào mùa mưa là thời gian sinh sôi của vi khuẩn, những đối tượng dễ mắc phải bệnh thường là trẻ em và người làm việc có tiếp xúc với đất và nước. Do vậy, phải có các cách phòng tránh bệnh Whitmore trong lao động nhằm bảo vệ bản thân.
Cần có cách phòng tránh bệnh Whitmore để bảo vệ sức khỏe bản thân
Do chưa có vaccine phòng bệnh, vì vậy người dân cần chủ động có các cách phòng bệnh Whitmore bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần có cách phòng tránh bệnh Whitmore bằng việc tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Nếu nói đến độc tính thì vi khuẩn gây nên bệnh Whitmore có độc tính cao hơn một số vi khuẩn khác. Bệnh lại thường gặp ở người có miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính nên diễn biến bệnh thường phức tạp, nặng nề hơn, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kháng sinh phù hợp.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.
Mẫn Mẫn