Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất

Ngày 27/09/2019
Kích thước chữ

Nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, vừa suy kiệt thể lực, vừa tổn hại tinh thần người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất là đâu và phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở các khu tập thể như xí nghiệp, nhà máy, trường học,… mà còn xảy ra ở các gia đình không kể nông thôn. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất

Thông thường, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến nôn ói là sau khi ăn tiệc, ăn thức ăn lề đường hoặc ăn cơm tại nhà, rất khó xác định nguyên nhân, chỉ biết tình trạng bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn.

nguyen-nhan-gay-ngo-doc-thuc-pham-pho-bien-nhat-1Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến nôn ói là sau khi ăn tiệc, ăn thức ăn lề đường hoặc ăn cơm tại nhà

Đa số bệnh nhân sẽ phục hồi tốt. Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được cấy phân tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm để có hướng điều trị đặc hiệu.

  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Staphylococcus aureus: Ngộ độc hay gặp nhất, vi khuẩn có thể nhiễm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín, từ bàn tay, da của người chế biến thức ăn. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy sau bữa ăn từ 1-4 giờ, kéo dài đến 24-48 giờ, do nội độc tố tiết ra từ vi khuẩn. Bệnh không gây sốt, chỉ cần điều trị triệu chứng.
  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E. coli: Do vi khuẩn nhiễm từ thịt cá, rau tươi, nguồn nước bị ô nhiễm phân người, bệnh nhân tiêu chảy sau bữa ăn từ 24-48 giờ, tiêu chảy nước.
  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Shigella spp: Do vi khuẩn nhiễm từ sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, bị nhiễm phân động vật. Bệnh nhân bị tiêu chảy phân có đàm máu và sốt cao sau 12-30 giờ sau khi ăn. 
  • Ngộ độc thực phẩm do Samonella spp: Vi khuẩn lây nhiễm từ trứng, thịt gia cầm nấu chưa chín, bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn 6-48 giờ sau khi ăn, kéo dài từ 7-12 ngày, thường sốt nhẹ.
  • Ngoài ra, còn những trường hợp ngộ độc thực phẩm do các loại vi khuẩn khác như: Campylobacter spp, Clostridium perfrigens, Bacillus cereus… đều gây đau bụng tiêu chảy tương đối hiếm gặp. Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm khác như thuốc trừ sâu trong rau quả rửa không kỹ sẽ gây nhức đầu, mất trí nhớ, suy hô hấp, co giật… thường hay gặp ở nông thôn, tỉ lệ tử vong cao.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Đau bụng khó chịu và đầy hơi

Khi bụng khó chịu, đau và đầy hơi là dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên dấu hiệu này rất giống với những bệnh lý về đau bụng khác nên rất có thể bạn dễ nhầm lẫn và chủ quan.

Nếu cơn đau bụng không có dấu hiệu giảm mà càng lúc càng gia tăng cơn đau, và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu bạn đã bị ngộ độc thực phẩm.

Tiêu chảy và nôn

Nếu đau bụng kèm theo đi vệ sinh thường xuyên và đi phân lỏng, hoặc bạn bị nôn, thì dấu hiệu càng rõ hơn vì bạn đã bị ngộ độc thực phẩm do có chất độc trong thức ăn làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.

nguyen-nhan-gay-ngo-doc-thuc-pham-pho-bien-nhat-2Tiêu chảy và nôn là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm

Mệt mỏi: Chán ăn, sốt, ra nhiều mồ hôi và chóng mặt

Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, chất độc đi vào hệ tiêu hóa và bắt đầu thẩm thấu vào trong, lúc này dạ dày không còn khả năng để nạp thức ăn vào được nữa vì vậy trong khoảng 12 giờ bạn sẽ có cảm giác không ăn uống được bất cứ gì. Lúc này do cơ thể bạn ra nhiều mồ hôi, không uống được nước nhiều mà còn nôn dẫn đến cơ thể mất nước và khoáng trầm trọng nên rất dễ bị sốt và chóng mặt.

Nếu đau bụng kèm theo đi vệ sinh thường xuyên và đi phân lỏng, hoặc bạn bị nôn, thì dấu hiệu càng rõ hơn vì bạn đã bị ngộ độc thực phẩm do có chất độc trong thức ăn làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ói, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn, nên nghĩ ngay đến ngộ độc thực phẩm, nhất là những người cùng ăn một bữa ăn đều có triệu chứng tương tự thì phải nghĩ ngay đến ngộ độc tập thể.
  • Không được dùng thuốc chống nôn ói hoặc thuốc cầm tiêu chảy, cố làm cho bệnh nhân nôn hết thức ăn ra ngoài để tránh độc tố phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa. Người nhà nên giữ lại mẫu thức ăn nghi gây ngộ độc, giữ lại mẫu nôn ói hoặc phân tiêu chảy để đưa đi làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. 
  • Hạn chế ngộ độc thực phẩm cần phải lưu giữ thức ăn đúng cách: Tủ lạnh đựng thức ăn phải đảm bảo ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 4 độ C, ngăn đá phải đảm bảo nhiệt độ dưới -5 độ C. Không để lẫn lộn thực phẩm đã nấu chín với thực phẩm chưa nấu để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín. Ở miền Nam nóng nên không để thức ăn đã nấu chín ở ngoài quá 4 tiếng vì vi khuẩn sẽ sinh sản gây ngộ độc.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, mang găng tay nếu có thể. Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn hoặc chế biến để tránh những mầm bệnh và thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản…
nguyen-nhan-gay-ngo-doc-thuc-pham-pho-bien-nhat-3Không được dùng thuốc chống nôn ói hoặc thuốc cầm tiêu chảy

Nhìn chung, nắm được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là phương pháp giúp bạn phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Phần lớn bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi mà không phải điều trị sau vài ngày, nhưng một số ca bệnh lại bị ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn, lúc này cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa bệnh.

Nhân Tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin