Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế, nhiều trường hợp trẻ có thể sinh trước thời gian dự kiến khá nhiều. Lúc này, việc chăm sóc trẻ sinh non đúng cách là vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh hơn trong tương lai. Vậy mẹ đã nắm được cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
Trẻ sinh non thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe trên các hệ cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh… Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua bài viết ngay dưới đây nhé.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trước 37 tuần tuổi thai và có cân nặng lúc sinh dưới 2500 gram. Các số liệu thống kê cho thấy rằng có khoảng 12% trong tổng số trẻ được sinh ra là trẻ non tháng. Thời gian sinh non đó được phân loại cụ thể như sau:
Trẻ sinh non có những đặc điểm:
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng với trẻ sinh càng non thì nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn sơ sinh cũng như chậm phát triển thần kinh vận động trong những năm đầu đời càng cao. Nói cách khác, đối với những trẻ sinh trước 28 tuần tuổi thai sẽ có nhiều biến chứng hơn những trẻ sinh non khác. Vậy trẻ sinh non phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nào?
Trên thực tế, sau khi sinh thì trẻ sinh non thường được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp cho đến khi đáp ứng được các yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe, trẻ sẽ được xuất viện và về nhà. Lúc này, các bậc phụ huynh cần được trang bị những kiến thức chăm sóc trẻ sinh non phù hợp và khoa học để đảm bảo trẻ được khỏe mạnh và phát triển bình thường như các trẻ cùng trang lứa.
Dưới đây là những nguyên tắc chăm sóc trẻ sinh non tại nhà từ các chuyên gia sức khỏe mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Cụ thể:
Trẻ sinh non thường thích nghi với môi trường bên ngoài chậm hơn bình thường, do đó, khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, cha mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng của trẻ dựa trên các dấu hiệu về thân nhiệt, tri giác, màu da và hơi thở… Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng xử trí kịp thời (nếu cần).
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ sinh non bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và cũng dễ hấp thu. Thêm vào đó, sữa mẹ có chứa nhiều các dưỡng chất và các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Với những trẻ đã ổn định, mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn lượng sữa từ 120 - 160 ml/kg cân nặng. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày của trẻ, cụ thể là chia làm 8 - 12 cữ bú mỗi ngày. Thêm vào đó, khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, mẹ cũng cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiếu hụt cho trẻ như các vitamin E, C, D, B1… theo khuyến cáo của bác sĩ.
Thời gian ngủ của trẻ cũng là một trong những vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi chăm sóc trẻ sinh non. Trẻ cần được ngủ ngon và yên tĩnh. Trẻ sẽ tăng trưởng trong lúc ngủ, vì thế trẻ cần được ngủ ngon trong nhiều giờ mỗi ngày (cụ thể là từ 16 - 20 tiếng) sau mỗi cữ sữa. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý không nên để trẻ ngủ quá lâu (quá 4 tiếng/giấc), bố mẹ cần đánh thức bé dậy và cho bú sữa. Thêm vào đó, khi cho bé ngủ, bố mẹ cũng cần chú ý tới một số điểm sau:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ là điều rất cần thiết khi chăm sóc trẻ sinh non. Trẻ sinh non cần được tắm tối thiểu 3 - 4 lần/tuần với nước ấm sạch và khăn mềm. Các mẹ cũng không nên tắm cho bé quá nhiều bởi điều này có thể khiến da của bé bị khô. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng sữa tắm có độ pH trung tính dành riêng cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé.
Một lưu ý nhỏ đó là da của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương, do đó quá trình vệ sinh cho trẻ đòi hỏi mẹ phải nhẹ nhàng và thật cần cận. Với những ngày không tắm, các mẹ nên sử dụng bông cotton và nước ấm để vệ sinh các vị trí như rốn và vùng tã che cho bé.
Thêm vào đó, các mẹ có thể sử dụng các loại dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh để massage cho trẻ. Và đừng quên trò chuyện với bé bởi điều này sẽ giúp bé có điều kiện phát triển tâm lý cũng như thể chất tốt hơn.
Đối với trẻ sinh non, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện. Do đó, việc tiêm phòng cho trẻ là điều rất cần thiết và không nên bỏ qua. Với trẻ nhỏ, mũi tiêm phòng đầu tiên cần được thực hiện là tiêm phòng viêm gan B và lao. Trên thực tế trẻ sinh non có cân nặng trên 2000 gram sẽ được tiêm ngay khi xuất viện, còn với trẻ có trọng lượng dưới 2000 gram, mũi đầu tiên sẽ được tiêm khi bé được 2 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý đến các lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để hoàn thiện các mũi tiêm tiếp theo bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà…
Da kề da hay còn có tên gọi khác là phương pháp kangaroo. Đây là phương pháp chăm sóc trẻ được các bác sĩ khuyến khích cha mẹ nên áp dụng. Tại nhà, cha mẹ chỉ mặc tã cho bé, sau đó đặt bé nằm trên ngực và quay đầu bé sang một bên sao cho tai của bé áp vào tim của cha hoặc mẹ. Các nghiên cứu chứng minh rằng phương pháp này có thể giúp thúc đẩy mối liên kết giữa cha mẹ và trẻ, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả cho trẻ sinh non.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề chăm sóc trẻ sinh non mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ hôm nay có thể giúp bạn đọc có thêm lượng kiến thức bổ ích về đặc điểm của trẻ sinh non, các vấn đề sức khỏe trẻ sinh non có thể gặp phải cũng như cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà đúng cách. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc hiệu quả.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.