Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Ngày 29/08/2017
Kích thước chữ

Tay chân miệng ở trẻ rất dễ lây lan, diễn biến nhanh chóng trong vòng vài giờ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng để có cách điều trị phù hợp.

Tay chân miệng ở trẻ rất dễ lây lan, diễn biến nhanh chóng trong vòng vài giờ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng để chủ động kiểm soát.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh thường xuất hiện thành dịch rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Điều đáng nói và các dấu hiệu bệnh tay chân miệng tuy rất điển hình nhưng nhiều người lại thường lầm nó với những bệnh có phát ban thông thường ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Để phòng tránh những trường hợp nguy hiểm và di chứng nặng nề, cha mẹ nên dựa vào những dấu hiệu dưới đây để phát hiện và điều trị sớm cho bé.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 1Tay chân miệng là bệnh thường xuất hiện thành dịch rải rác quanh năm

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

1. Giai đoạn ủ bệnh và khởi phát

Tay chân miệng thường có thể bùng phát quanh năm, giai đoạn ủ bệnh thường từ 3 ngày đến 1 tuần. Trong khi đó giai đoạn khởi phát diễn ra chỉ 1 – 2 ngày, trẻ nhỏ sẽ gặp các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, cổ họng đau rát, lười ăn và tiêu chảy.

2. Giai đoạn toàn phát

Tiếp đến là giai đoạn toàn phát có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày với những dấu hiệu điển hình như:

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 2Các nốt phát ban dạng phỏng nổi lên ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối

  • Loét miệng: trẻ sẽ xuất hiện những vết loét đỏ và bọng nước đường kính khoảng 2 – 3mm mọc lên ở niêm mạc miệng, lưỡi. Chúng khiến cho trẻ đau đớn, không thể ăn uống, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban có dạng phỏng nước: các nốt phát ban dạng phỏng nổi lên ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Những nốt phát ban này chỉ tồn tại trong khoảng 7 ngày sau đó sẽ chuyển thành những vết thâm. Nhưng trong một vài số ít trường hợp chúng có thể phát triển thành loét hoặc bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn mửa: ngoài ra thì trong giai đoạn toàn phát này, trẻ vẫn có các triệu chứng sốt nhẹ, nôn kéo dài từ giai đoạn trước. Biến chứng thành các bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch, hô hấp thông thường được phát hiện từ ngày thứ 2  – 5.

3. Giai đoạn lui bệnh

Sau từ 3 – 5 ngày, nếu bệnh không có biến chứng, trẻ bắt đầu hồi phục hồi hoàn toàn.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua những trường hợp cá biệt trẻ không có các biểu hiện bệnh tay chân miệng như đã liệt kê ở trên. Có thể trẻ chỉ có những nốt phát ban không rõ ràng, chỉ loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban hay loét miệng. Chính vì vậy, cha mẹ phải tuyệt đối cẩn thận, chỉ cần thấy trẻ xuất hiện từ 1 – 2 triệu chứng riêng lẻ kể trên thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 3Trẻ có các triệu chứng sốt nhẹ, nôn

Tay chân miệng là bệnh dễ dàng lây lan qua đường tiêu hóa, nguồn lây chính là nước bọt, phân hoặc tại các vết phỏng nước. Đó cũng chính là lý do vì sao, hàng năm tay chân miệng cứ xuất hiện là sẽ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Nắm được những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn bảo vệ con cái mình khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.