Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiểu rõ các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực thường gặp giúp bạn bảo vệ được những người thân yêu khi nhỡ mắc bệnh này, tránh tình trạng người bệnh tự sát vô cùng nguy hiểm.
Rối loạn lưỡng cực là một trong những căn bệnh rối loạn tâm lý với tỷ lệ tự sát cao. Đáng buồn là tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng nhanh chóng và triệu chứng của bệnh vô cùng phức tạp. Khác hoàn toàn với trầm cảm, người bị rối loạn lưỡng cực luôn đan xen nhiều cảm xúc, trạng thái tâm lý khác nhau. Họ có thể tự làm đau bản thân thậm chí tự sát. Để tránh những hệ lụy nguy hiểm, việc tìm hiểu về các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực thường gặp nhất là vô cùng cần thiết.
Giới chuyên môn cho biết, các dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực vô cùng đa dạng với nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh. Các triệu chứng của bệnh khi xuất hiện thường lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định sau đó có xu hướng thuyên giảm dần. Lúc này, người bệnh có thể trở lại với cuộc sống bình thường nhưng số ít khác phải đối diện với nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Sau khi thuyên giảm 1 thời gian, các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực có thể tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn. Các giai đoạn lúc này có thể kéo dài vài tuần thậm chí 3 tháng – 6 tháng.
Trên thực tế, không có một mô tả cụ thể, chi tiết về biểu hiện rối loạn lưỡng cực mà với mỗi người bệnh khác nhau lại có mức độ khác nhau, biểu hiện khác nhau, tần suất khác nhau. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện 4 giai đoạn/năm, nhưng cũng có người chỉ gặp 1 – 3 giai đoạn trong suốt cuộc đời.
Các biểu hiện của rối loạn lưỡng cực thường được chia thành 3 nhóm:
Đây là tình trạng được đặc trưng bởi sự hưng phấn, phấn khích, các hoạt động thể chất gia tăng đột ngột, cơ thể tràn đầy năng lượng và giảm nhu cầu ăn, ngủ. Trong các cơn hưng cảm, người bệnh rất khó kiểm soát được cảm xúc và rất dễ bị kích thích bởi các tác động dù rất nhỏ.
Một số triệu chứng điển hình của người hưng cảm đó là:
Trong cơn hưng cảm, người bệnh luôn tin rằng mình đang tràn trề năng lượng, cơ thể đang ở trạng thái tốt nhất.
Ngoài hưng cảm, người bị rối loạn lưỡng cực còn có thể xuất hiện các cơn hưng cảm nhẹ với mức độ ít nghiêm trọng như: tăng sự tự tin, nói nhanh, giảm nhu cầu ăn, ngủ.
Bệnh nhân trong tình trạng hưng cảm nhẹ có thể mang đến một số lợi ích trong cuộc sống, sự tự tin, lạc quan có thể giúp người bệnh giao tiếp tốt và tạo dựng nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Ngược lại hoàn toàn với giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm thường xuất hiện các dấu hiệu lo âu, buồn chán và mất đi sự hứng thú với mọi thứ xung quanh. Người bệnh rối loạn lưỡng cực thường xuất hiện dấu hiệu trầm cảm trong ít nhất 2 tuần với các biểu hiện như:
Một trong các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực thường gặp nhất là giai đoạn hỗn hợp. Giai đoạn này được xác định khi người bệnh có các biểu hiện hưng cảm, hưng cảm nhẹ đi kèm với một vài triệu chứng trầm cảm.
So với các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, thì giai đoạn hỗn hợp là thời điểm người bệnh có nhu cầu tự sát cao hết bao giời hết. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, việc thay đổi trạng thái cảm xúc liên tục khiến người bệnh khó kiểm soát và dễ ức chế, chán nản bản thân từ đó ra quyết định dại dột.
Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh rối loạn lưỡng cực còn có thể xuất hiện các biểu hiện loạn thần, lo âu, xuất hiện ảo giác, hoang tưởng cho rằng mình đang bị theo dõi, mình đang bị hãm hại.
Một số người bệnh trong cơn trầm cảm còn xuất hiện ảo giác rằng bản thân đang bị trì chiết vì những lỗi lầm gây ra khiến người bệnh đau khổ sâu sắc.
Các dấu hiệu này thường dẫn đến những hành vi tự làm tổn thương bản thân như: rạch tay, tự đấm bản thân thậm chí tự sát. Chính vì vậy, những người thân yêu cần thường xuyên theo dõi, quan tâm người bệnh, tránh xảy ra những tình huống nguy hiểm nhất.
Mong rằng những chia sẻ về các dấu hiệu rối loạn lưỡng cực thường gặp trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Rối loạn lưỡng cực không thể xem thường, vì vậy hãy quan tâm và nói lời yêu thương với những người quanh mình nhiều hơn mỗi ngày bạn nhé!
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.