Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim

Ngày 03/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trên các diễn đàn chăm sóc trẻ, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề: “Nhịp tim bình thường của trẻ”. Vậy nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu?

Trẻ nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn người lớn. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nhịp tim bình thường của trẻ và cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim nhé!

Nhịp tim bình thường của trẻ khác gì người lớn?

Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ có nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Trong khi đó, tuỳ vào độ tuổi nhất định mà nhịp tim của trẻ sẽ bằng hoặc cao hơn so với nhịp tim của người trưởng thành.

Chẳng hạn, nhịp tim của trẻ lớn và thanh thiếu niên khi nghỉ ngơi sẽ nằm trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Ở trẻ em sơ sinh, con số này sẽ tăng lên trung bình từ 100 - 190 nhịp/phút. Một số trẻ em cũng xuất hiện tình trạng nhịp tim tăng nhanh khi hít vào và giảm xuống khi thở ra. Đây là hiện tượng bình thường nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim 1
Nhịp tim bình thường của trẻ thường cao hơn người trưởng thành 

Một số loại nhịp tim thường gặp ở trẻ

Các bác sĩ chuyên khoa đã chia nhịp tim của trẻ thành 2 loại là: Nhịp tim mục tiêu và nhịp tim nghỉ ngơi. Cụ thể:

Nhịp tim nghỉ ngơi

Nhịp tim nghỉ ngơi được hiểu là nhịp tim ở trạng thái bình thường, không vận động mạnh. Theo tính toán, nhịp tim nghỉ ngơi ở trẻ nhỏ thường có xu hướng cao hơn, do kích thước tim nhỏ, dẫn đến thể tích nhát bóp và thể tích tống máu thấp hơn.

Từ những năm tháng đầu đời đến lứa tuổi thanh thiếu niên, nhịp tim sẽ bắt đầu giảm xuống và ổn định dần khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Phạm vi nhịp tim trung bình ở trẻ là:

  • Trẻ nhũ nhi - 1 tháng tuổi: Từ 100 - 205 nhịp/phút;
  • Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi - 1 tuổi: 100 - 180 nhịp/phút;
  • Trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi: 98 - 140 nhịp/phút;
  • Trẻ từ 3 - 5 tuổi: 80 - 120 nhịp/phút;
  • Trẻ trong độ tuổi 5 - 12 tuổi: 75 - 118 nhịp/phút;
  • Thanh thiếu niên từ 13 - 18 tuổi: 60 - 100 nhịp/phút.

Nhịp tim mục tiêu

Nhịp tim mục tiêu là mức độ lý tưởng khi trẻ tập thể dục hoặc vận động thể chất. Tuỳ vào cường độ và thời gian tập luyện mà nhịp tim của trẻ sẽ có sự thay đổi khác nhau. Do đó, bạn cần sử dụng các thiết bị đo nhịp tim chuyên dụng để đảm bảo trẻ đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim 2
Nhịp tim mục tiêu được đo khi trẻ vận động thể chất hoặc chơi đùa 

Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường của trẻ sẽ chính xác nhất khi đo ở trạng thái trẻ đang nghỉ ngơi, không khóc, không chạy nhảy hay nô đùa. Dưới đây là các số liệu thống kê về nhịp tim của trẻ, đã được công bố trên tạp chí Lancet:

Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim 3
Bảng thống kê về nhịp tim của trẻ theo độ tuổi

Các rối loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ

Trên thực tế, trẻ bị rối loạn nhịp tim sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào. Tình trạng này chỉ có thể được phát hiện khi bạn cho trẻ thăm khám định kỳ hoặc thăm khám các bệnh khác. Cụ thể:

Nhịp tim nhanh

Nhịp tim trẻ em đập nhanh là nhịp tim cao hơn bình thường ở bất cứ trạng thái nào. Đối với trẻ sơ sinh, nhịp tim khi nghỉ ngơi đạt 160 nhịp/phút đã được coi là nhanh. Đối với trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, con số này là 90 nhịp/phút.

Tốt nhất, bạn nên quan sát các dấu hiệu này một cách kỹ càng. Nếu trong thời gian dài mà nhịp tim vẫn không ổn định lại, bạn nên cho trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim 4
Nhịp tim nhanh có thể báo hiệu tình trạng rối loạn nhịp tim ở trẻ 

Nhịp tim chậm

Nhịp tim được coi là chậm khi thấp hơn ngưỡng bình thường ở lứa tuổi của trẻ. Ở trẻ em, hai loại nhịp tim chậm phổ biến nhất có thể kể đến là:

  • Nhịp xoang chậm: Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sinh non. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nhịp xoang chậm khi trẻ sử dụng thuốc, mắc các bệnh lý về hô hấp hoặc bị hạ thân nhiệt sau sinh.
  • Block tim: Tình trạng này xảy ra khi các tín hiệu điện sinh lý tim bị cản trở, không thể truyền từ buồng trên xuống buồng dưới của tim. Điều này bắt nguồn từ các bất thường trong cấu trúc tim, làm suy giảm chức năng của nút nhĩ thất. Lúc này, các tế bào tim chuyên biệt ở tâm nhĩ bắt buộc phải hoạt động như một “chiếc máy tạo nhịp tim”.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim tạm thời

Bên cạnh các bệnh lý về tim mạch, trẻ cũng có thể bị rối loạn nhịp tim tạm thời trong một số trường hợp sau:

  • Chơi đùa hoặc vận động mạnh quá sức;
  • Cảm thấy lo lắng, căng thẳng, giận dữ, khó chịu;
  • Trẻ bị ốm, sốt, mệt, kiệt sức;
  • Uống quá nhiều caffeine, nước ngọt và nước tăng lực;
  • Trẻ uống ít nước dẫn đến bị mất nước,...
Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim 5
Bạn nên cho trẻ thăm khám khi phát hiện trẻ bị rối loạn nhịp tim 

Cách đo nhịp tim cho trẻ nhỏ chính xác nhất

Hiện nay, có hai phương pháp đo nhịp tim chuẩn xác nhất, có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đó là:

  • Sử dụng máy đo nhịp tim: Cha mẹ cho trẻ ngồi hoặc nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng mát. Nếu trẻ vừa mới vận động hoặc cười, khóc,... bạn nên đợi khoảng 5 phút để nhịp tim của trẻ ổn định lại rồi mới bắt đầu đo.
  • Đếm nhịp tim thủ công: Với phương pháp này, bạn đặt đồng thời cả ngón trỏ và ngón giữa lên mạch ở cổ, cổ tay hoặc vùng nách của trẻ. Tiếp đó, đếm lần lượt số lượng nhịp tim của trẻ trong vòng 1 phút. Để kết quả được chính xác nhất, cha mẹ có thể sử dụng thêm đồng hồ bấm giờ trong quá trình đo nhịp tim của trẻ.

Cần xử lý như thế nào khi trẻ bị rối loạn nhịp tim?

Khi nhịp tim của trẻ tăng cao bất thường, cha mẹ cần đo nhịp tim của trẻ ngay lập tức. Đồng thời, theo dõi các triệu chứng lạ ở trẻ như: Cáu kỉnh, mệt lả, tức ngực, buồn nôn, tím tái, ngất xỉu,... Có rất nhiều trường hợp nhịp tim của trẻ đập nhanh khiến cha mẹ không thể đếm được. Lúc này, bạn cần cho trẻ đi cấp cứu kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm liên quan.

Ngoài ra, để giữ cho sức khỏe của bé ổn định, không mắc các bệnh tim mạch, cha mẹ cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Cho trẻ đến thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe tim mạch.
  • Học cách sử dụng máy đo nhịp tim, ống nghe hoặc cách đo nhịp tim bằng tay.
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Giáo dục cho trẻ cách tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên.
Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn nhịp tim 5
Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu. Nhịp tim chính là chỉ số quan trọng nhất giúp bạn chăm sóc trẻ được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Nhịp tim của người suy tim là bao nhiêu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm