Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhịp tim trẻ em đập nhanh có bình thường không? Xử lý thế nào?

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ

Khi nào nhịp tim của trẻ có vấn đề? Cha mẹ nên chú ý những dấu hiệu và áp dụng cách ứng phó dưới đây khi nhịp tim trẻ em đập nhanh.

Trẻ em nhịp tim nhanh cảnh báo nhiều dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Nhịp tim bình thường ở trẻ là bao nhiêu? 

Nhịp tim là số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim phụ thuộc rất lớn vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng cơ thể và trạng thái hoạt động. Nhìn chung, trẻ càng lớn thì nhịp tim càng giảm đi: 

  • Trẻ sơ sinh: 100-160 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 2-5 tháng tuổi: 90-150 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: 80-130 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: 75-125 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 7-12 tuổi: 75-110 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 13-15 tuổi: 60-100 nhịp/phút. 
Nhịp tim trẻ em đập nhanh có bình thường không? Xử lý thế nào? 1 Nhịp tim trẻ em chính xác nhất khi đo lúc trẻ còn thức, không nô đùa hay chạy nhảy

Nguyên nhân khiến nhịp tim trẻ em đập nhanh

Ở trẻ em, sức đề kháng còn yếu nên cơ thể rất dễ phản ứng với các yếu tố từ bên ngoài môi trường. Vì thế, tình trạng nhịp tim trẻ đập nhanh cũng phổ biến hơn ở người lớn. Một số tác nhân có thể khiến trẻ em nhịp tim nhanh là: 

  • Bệnh lý về tim mạch: Hầu hết trẻ em mắc các bệnh tim mạch từ sớm đều bắt nguồn từ nguyên nhân bẩm sinh. Các bệnh thường gặp bao gồm viêm cơ tim, hở van tim, hẹp van tim. Điều này khiến cơ tim bị dày lên và suy yếu, nhịp tim trẻ đập nhanh hơn bình thường. Một số trẻ bị đái tháo đường, cao huyết áp bẩm sinh cũng có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim. 
  • Trẻ em uống thuốc không đúng liều lượng hoặc dị ứng với thành phần của thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ là nhịp tim đập nhanh. 
  • Nhịp tim trẻ đập nhanh cho thấy trẻ bị ngộ độc thực phẩm do tiêu hóa thực phẩm có độc tố khiến lượng oxy trong máu giảm nhanh chóng và rối loạn điện giải.
  • Vận động mạnh hay cảm xúc bị kích thích quá độ cũng là nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim ở trẻ em.
Nhịp tim trẻ em đập nhanh có bình thường không? Xử lý thế nào? 2 Thay đổi cảm xúc đột ngột khiến nhịp tim trẻ em đập nhanh

Nhịp tim trẻ em đập nhanh có bình thường không?

Trên thực tế, không phải lúc nào nhịp tim cũng ổn định mà có xu hướng lên xuống liên tục. Nhịp tim nhanh khi trẻ gia tăng mức độ vận động, vui mừng hay buồn bã, lo âu là điều bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ em nhịp tim nhanh ngay cả khi nghỉ ngơi, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý rối loạn nhịp tim. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để được điều trị hiệu quả, tránh để lại những biến chứng khôn lường. 

Làm sao để biết trẻ em nhịp tim nhanh? 

Khi nhịp tim nhanh dần, người lớn có thể dễ dàng nhận biết qua các cơn co thắt ở vùng ngực. Tuy nhiên, tình trạng này rất khó nhận biết ở trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi. Nếu thấy con xuất hiện các dấu hiệu này, có thể trẻ đang bị tim đập nhanh.

Đối với trẻ nhỏ

Với những trẻ còn quá nhỏ, các dấu hiệu nhịp tim nhanh vẫn còn chưa rõ nét. Cha mẹ có thể để ý thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều, da tái xanh, nhiệt độ cơ thể giảm nhanh chóng. Nhiều bé sẽ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc, nôn trớ, thở nhanh. Khi đặt tay lên ngực con, bạn sẽ cảm nhận rõ nhịp tim đập thình thịch và rung lên trong lồng ngực. 

Đối với trẻ lớn 

Khi bé lớn hơn, bé sẽ thường kêu có các cơn hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở. Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện như cảm giác lâng lâng, hồi hộp, da mặt nhợt nhạt và chán ăn. 

Nhịp tim trẻ em đập nhanh có bình thường không? Xử lý thế nào? 3 Trẻ em nhịp tim nhanh thường quấy khóc không rõ lý do

Các phương pháp chẩn đoán nhịp tim trẻ đập nhanh

Nếu nghi ngờ trẻ em tim đập nhanh, bạn có thể đưa con tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Các chuyên gia sẽ tiến hành khám bệnh và chẩn đoán bằng các phương pháp khác nhau. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán nhịp tim nhanh hiện đại, phổ biến nhất hiện nay: 

Điện tâm đồ 

Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn và có khả năng chẩn đoán chính xác nhiều bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, đau thắt ngực, bệnh van tim,... Dựa vào những sóng bất thường trên sóng điện tâm đồ, bác sĩ sẽ xác định được nhịp tim trẻ em đập nhanh, các cơn đau thắt ngực hay thậm chí là cấu trúc bất thường của tim. Qua đó, xác định sớm các bệnh lý về tim để điều trị kịp thời, giúp trẻ có thể phát triển bình thường. 

Thăm dò điện sinh lý tim 

Với những trường hợp trẻ em nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim rất nhanh, các bác sĩ sẽ chỉ định thăm dò điện sinh lý tim. Y tá sẽ sẽ dùng một ống nhỏ để chèn vào giữa tĩnh mạch ở tay, chân hoặc cổ để đánh giá sự dẫn truyền giữa tâm nhĩ và tâm thất. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng phương pháp này có thể kéo theo một vài biến chứng ở trẻ như chảy máu, nhiễm trùng, làm tổn thương mạch máu hoặc gia tăng rối loạn nhịp tim. 

Xét nghiệm máu 

Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, dị ứng thuốc hay thiếu chất điện giải khiến nhịp tim nhanh, mẹ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu. Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm mà trẻ sẽ được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì trong tối đa 12 giờ và ngưng sử dụng thuốc. 

Một lượng máu nhỏ tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng cũng khiến trẻ bị chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu. 

Bàn nghiêng 

Nếu nhịp tim trẻ đập nhanh đi kèm với các dấu hiệu như choáng, ngất xỉu, tức ngực thường xuyên, bác sĩ có thể thực hiện bổ sung phương pháp bàn nghiêng. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá kỹ hơn về huyết áp và nhịp tim của trẻ thay đổi như thế nào khi nằm, đứng lên và ngồi xuống. 

Xử lý thế nào khi nhịp tim trẻ đập nhanh? 

Thông thường, tình trạng nhịp tim trẻ em đập nhanh đột ngột do phản ứng sinh lý của cơ thể chỉ diễn ra trong vài phút. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh do bệnh lý thường kéo dài đến vài tiếng, thậm chí là vài ngày và xuất hiện rất thường xuyên. Lúc này, cha mẹ có thể xử lý ngay lập tức bằng những biện pháp dưới đây để giúp con ổn định nhịp tim: 

  • Cho con nằm nghỉ một lúc: Bạn có thể giúp con giảm đánh trống ngực bằng cách dạy con hít thở sâu, nằm thư giãn hoặc thiền. 
  • Thực hiện nghiệm pháp valsava bằng cách xoa xoang động mạch cảnh. 
  • Rửa mặt cho trẻ bằng nước lạnh, đắp khăn lạnh vào gáy giúp giảm nhịp tim nhanh chóng. 
  • Cho trẻ uống thuốc chống rối loạn nhịp tim hoặc thuốc đã được chỉ định trước đó. 
  • Đo nhịp tim định kỳ cho trẻ. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho tim mạch, đồng thời hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ. 
  • Cùng trẻ xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. 
  • Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Nhịp tim trẻ em đập nhanh tưởng như vô hại nhưng tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con, cha mẹ nên lưu ý những dấu hiệu trên và xử lý kịp thời khi trẻ có dấu hiệu nhịp tim nhanh nhé. 

Thu Trang

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin