Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhóm máu AB là gì? Truyền nhầm nhóm máu nguy hiểm như thế nào?

Ngày 22/10/2022
Kích thước chữ

Dù khoa học đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng truyền máu vẫn là phương pháp điều trị đặc biệt chưa có biện pháp thay thế. Biết mình thuộc nhóm máu nào là điều cần thiết. Nhất là người có nhóm máu AB thì còn quan trọng hơn vì đây là nhóm máu hiếm.

Trong hệ thống nhóm máu ABO thì nhóm máu AB chỉ chiếm khoảng trên 6% dân số Việt Nam. Vậy nhóm máu AB có hiếm không và nhóm máu này nhận được nhóm máu nào là vấn đề nhiều người đang còn băn khoăn. Nếu bạn muốn tìm hiểu hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé!

Nhóm máu AB là gì? 

Về cơ bản, AB là nhóm máu thuộc hệ ABO. Hệ thống nhóm máu ABO nói chung và nhóm máu AB nói riêng đều được quy định do gen và di truyền. Tức là khi trẻ được sinh ra được thừa hưởng gen từ bố và mẹ. Như vậy để tạo ra nhóm máu của bản thân, ít nhiều sẽ phụ thuộc vào gen di truyền của cha mẹ. 

Nếu như những trường hợp bố mẹ có nhóm máu A-B, AB-AB, AB-A hay AB-B đây là những cặp bố mẹ có thể sẽ sinh con có nhóm máu AB. Những người được thừa hưởng gen bố mẹ mang nhóm máu AB thì được cho là thuộc nhóm máu hiếm nhất trong các nhóm máu. Tuy nhiên nhóm máu này dù hiếm nhưng lại chiếm một lợi thế lớn. Nhóm máu này có thể nhận được bất kỳ loại máu nào, đặc biệt là nhóm máu AB Rh+. 

Nhóm máu AB thuộc nhóm máu hiếm Nhóm máu AB được xếp vào nhóm máu hiếm

Tại sao cần biết nhóm máu của bản thân?

Việc biết nhóm máu của bản thân là một lợi thế quan trọng trong việc truyền máu. Bên cạnh đó, nó còn giải tỏa được sự “tò mò” muốn biết mình thuộc nhóm máu nào.

Truyền máu chữa bệnh rất quan trọng, dù khoa học đã phát triển nhưng truyền máu chữa bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu. Một số bệnh huyết học rất cần được truyền máu điều trị một số bệnh lý, nếu không được truyền kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tử vong. 

Khi truyền máu cần phải hiểu rõ về quy tắc truyền máu, nếu không sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Không chỉ là xác định nhóm máu mà còn phải kiểm tra độ tương thích của người hiến tạng, mô, tủy với người nhận. Một số trường hợp để kiểm tra mối quan hệ huyết thống. Nếu là phụ nữ mang thai thì việc kiểm tra nhóm máu để ngăn chặn nguy cơ bất đồng nhóm máu giữa thai nhi và mẹ.

Biết nhóm máu của bản thân là một lợi thế trong việc truyền máu Cần tim hiểu để biết nhóm máu của bản thân

Truyền nhầm nhóm máu gây nguy hiểm như thế nào?

Truyền nhầm nhóm máu gây ra rất nhiều hệ lụy cho người nhận. Bởi vì cơ thể người bệnh sẽ xảy ra trường hợp thiếu máu tán huyết cấp ngay trong khi truyền máu hoặc xảy ra sau 24 giờ. Người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng như chỗ truyền máu nóng lên, ớn lạnh, sốt, lưng và hai bên sườn bị đau. 

Một hệ lụy khác khi truyền nhầm máu sẽ làm tán huyết nội mạch. Khi truyền máu vào các hồng cầu trong máu sẽ bị các kháng thể trong máu người nhận phá hủy ngay trong lòng mạch máu. Vì vậy có thể khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ, thậm chí tử vong.

Truyền nhầm nhóm máu gây ra nhiều nguy hiểm như sốc phản vệ,... Truyền nhầm nhóm máu gây ra rất nhiều hệ lụy cho người nhận.

Truyền máu khác một phần hay toàn phần đều khiến người bệnh gặp nguy hiểm. Vì vậy, trước khi truyền máu, cần nắm rõ các nguyên tắc truyền máu để tránh tình trạng tai biến nguy hiểm. Nếu việc truyền nhầm nhóm máu xảy ra thì bệnh nhân cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt để duy trì huyết động, loại bỏ tình trạng nhiễm toan. Đồng thời sử dụng các loại thuốc để điều trị các triệu chứng còn lại.

Người có nhóm máu AB nên chú ý những gì?

Theo lý thuyết, thì những người mang nhóm máu AB có thể nhận được tất cả máu từ những người có nhóm máu khác và người nhóm máu AB chỉ cho được cho người cùng nhóm AB. Vì vậy nên nhóm máu này thường được gọi là nhóm máu “chỉ nhận”. 

Khoa học tiến bộ, hiện tại, điều này không còn đúng nữa. Việc truyền máu đã không còn sử dụng “máu toàn phần” để điều trị mà thay vào đó là các chế phẩm khác nhau được điều chế từ “máu toàn phần”. Vì vậy nên nhóm máu AB hiện nay không còn là nhóm máu “chỉ nhận” nữa.

Chẳng hạn chế phẩm từ huyết tương, tủa lạnh của người có nhóm máu AB có thể sử dụng cho tất cả nhóm máu còn lại của hệ ABO. Người có nhóm máu AB có thể cho các chế phẩm này cho các nhóm máu còn lại.

Hoặc người có nhóm máu AB có thể nhận các chế phẩm khối hồng cầu, tiểu cầu từ người có nhóm máu còn lại của hệ ABO.

Như vậy có thể xét về mức độ thì có thể nói nhóm máu AB là nhóm hiếm vì trong các nhóm máu thì nhóm này có số lượng ít nhất. Nếu bạn mang nhóm máu AB, nên đến các trung tâm hiến máu để đăng ký thông tin. Thông tin của các bạn sẽ được ghi nhận, trong một số tình huống bạn có thể được đề nghị hiến máu cho các bệnh nhân hoặc ngược lại có thể bạn sẽ cần chế phẩm máu họ sẽ giúp bạn. Nếu bạn thuộc nhóm máu này thì cũng không nên quá lo lắng.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin