Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhóm máu cho và nhận có gì khác biệt?

Ngày 15/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nói đến nhóm máu thì từ lâu đã được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Những nhóm máu nào có thể tương thích, có thể truyền được cho nhóm máu nào thì đã được các nghiên cứu chỉ ra. Vậy nhóm máu cho và nhận có gì khác biệt?

Việc truyền máu điều trị cần phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu cơ bản dựa vào những đặc trưng riêng của kết cấu mạch máu. Nhóm máu cho và nhận phải đảm bảo kháng nguyên và kháng thể tương ứng tránh gặp nhau, gây hiện tượng kết dính hồng cầu nguy hiểm cho người bệnh. Để biết thêm về nhóm máu cho và nhận bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Phân loại các nhóm máu như thế nào?

Nhóm máu của con người được chia thành nhiều nhóm dựa theo các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Khoa học hiện đại đã phát hiện khoảng trên 30 hệ nhóm máu khác nhau nhưng hệ nhóm máu quan trọng có tính sinh miễn dịch cực mạnh là ABO và Rh (D).

Nhóm máu cho và nhận có gì khác biệt?-1 Khi truyền máu cần dựa vào đặc trưng và kết cấu của mạch máu

Nếu như việc truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận khả năng phá hủy máu (kháng nguyên trên hồng cầu người cho) và gây ra những tác hại cho cơ thể. Cho nên cần phải phân loại nhóm máu và truyền máu đúng theo nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu. Khi truyền máu không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận vì gây hại đến sức khỏe người nhận.

2 hệ thống nhóm máu thường gặp

Y học hiện đại phát hiện ra nhiều hệ thống nhóm máu nhưng hai hệ thống được chú ý nhiều nhất đó là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh. Hai hệ thống nhóm máu này có đặc điểm gì và tại sao lại như vậy?

Hệ nhóm máu ABO

Trong tiếng Anh nhóm máu ABO blood group system, hệ thống nhóm máu người do sự tồn tại của kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Đây là một hệ thống nhóm máu với các nhóm máu chính là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O.

Nhóm máu A có các kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, đồng thời trong máu bệnh nhân có kháng thể “chống B”.

Nhóm máu cho và nhận có gì khác biệt?-2 Nhóm máu cho và nhận có gì khác biệt?

Nhóm máu B cũng tương tự như trên bởi vì những người máu B sẽ có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, trong máu họ sẽ có kháng thể “chống A”.

Nhóm máu AB sẽ vừa có kháng nguyên A và vừa có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Vì vậy những người này sẽ không có kháng thể chống A hay chống B trong máu.

Nhóm máu O thì hồng cầu sẽ không có kháng nguyên A hay B trên bề mặt, đồng thời có cả kháng thể chống A và chống B trong máu.

Hệ thống nhóm máu Rhesus

Trong hệ thống nhóm máu Rh bao gồm 49 kháng nguyên nhóm máu. Ngay từ những năm 1937 người ta mới phát hiện ra nhóm Rhesus . Trong hệ thống nhóm này quan trọng nhất là kháng nguyên D của hồng cầu. Hệ thống nhóm máu Rhesus quan trọng chỉ sau hệ ABO. Yếu tố này quyết định bệnh nhân máu “dương” hay máu “âm” như chúng ta hay được biết đến. Khi có kháng nguyên D trên hồng cầu thì sẽ là máu “dương”, còn không có kháng nguyên D sẽ là máu âm.

Cơ chế truyền máu

Khi thực hiện truyền máu cần dựa trên kết cấu mạch máu và đặc trưng riêng của mỗi nhóm máu. Để đảm bảo kháng nguyên và kháng thể tương ứng tránh gặp nhau, gây hiện tượng kết dính hồng cầu, thì truyền cùng nhóm máu.

Cần thực hiện phản ứng chéo giữa nhóm máu người nhận và trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh người cho, trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận. 

Khi trộn như vậy không có sự kết dính hồng cầu thì chứng tỏ máu người hiến máu phù hợp với máu người nhận. Khi máu người cho và người nhận không tương thích truyền vào sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thể của người nhận chống lại máu từ người cho, gây vỡ hồng cầu dẫn đến tai biến trong truyền máu.

Nhóm máu cho và nhận có gì khác biệt?

Nhóm máu chuyên cho

Vì sao lại gọi là nhóm máu chuyên cho, bởi vì nhóm máu này có thể cho bất cứ nhóm máu nào. Nên nhóm máu O Rh- còn được gọi là nhóm máu chuyên cho. Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến, chiếm đến 45% trong dân số người Việt Nam. Đối với nhóm máu O Rh-, tỉ lệ người có nhóm máu rất hiếm so với nhóm máu O Rh+. Nhưng O Rh- lại có thể cho được mọi nhóm máu khác, kể cả nhóm máu Rh+. Nếu người nào thuộc nhóm máu O+ có thể hiến máu cho 4 nhóm máu , A+, O+, B+, AB+. Nếu là nhóm máu O- thì có thể hiến máu cho tất cả 8 nhóm máu bởi vì không có kháng nguyên , B và Rh nên hệ miễn dịch của người nhận không nhận dạng và tấn công.

Vì vậy có thể nói nhóm O- là nhóm máu toàn cầu và rất cần trong những trường hợp truyền máu cấp cứu. Nếu như chưa xác định được nhóm máu người bệnh thì cũng có thể truyền được. Kể cả đối với trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu cũng có thể truyền được nhóm máu này. Đây có thể nói là nhóm máu an toàn.

Điều này đã khiến nhóm O- trở thành nhóm máu toàn cầu và luôn cần thiết trong những trường hợp cần truyền máu gấp, đặc biệt là khi chưa xác định được nhóm máu người bệnh. Đây cũng là nhóm máu an toàn nhất để truyền cho trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Nhóm máu chuyên nhận

Nhóm máu AB Rh+ được gọi là nhóm chuyên nhận trái ngược hoàn toàn với O Rh- nhóm máu chuyên cho. Dù đây là nhóm máu khá hiếm nhưng lại có ưu thế là nhận được bất kỳ nhóm máu nào, vẫn có thể an tâm trong truyền máu.

Nhóm máu cho và nhận có gì khác biệt?-3 Nhóm máu AB có thể nhận được tất cả các nhóm máu khác

Người ta gọi nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận là do kháng thể chống A sẽ phản ứng với hồng cầu có kháng nguyên A. Cơ chế này cũng tương tự như kháng thể chống B sẽ phản ứng với hồng cầu có kháng nguyên B. Thế nên nhóm máu AB có thể nhận được tất cả các nhóm máu khác. Tuy nhiên, nhóm máu này lại chỉ cho được người cùng nhóm máu AB. Còn đối với nhóm máu AB Rh- thì cần chú ý bởi vì nhận được rất ít nhóm máu.

Phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên trên hồng cầu làm tan máu dẫn tới trụy tim, suy thận, suy hô hấp… Như vậy đây là những yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Đây là một điều tối kỵ trong điều trị truyền máu. Còn với hệ Rhesus, ở những người có máu “âm”, tức là không có kháng nguyên D trên hồng cầu. Khi tiếp xúc với máu “dương” (trong trường hợp được truyền máu D dương, hoặc mẹ có máu “âm” mang thai trẻ máu “dương”), lập tức cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống D đồng thời có thể gây phản ứng tương tự như hệ ABO.

Hy vọng những thông tin trong bài viết, có thể giúp bạn phần nào hiểu hơn về việc kết hợp nhóm máu cho và nhóm máu nhận, cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc truyền máu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm