Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các triệu chứng suy hô hấp cấp thường gặp

Ngày 14/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng suy hô hấp cấp là bệnh lý liên quan đến phổi, có thể gây suy đa cơ quan, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và nguy hiểm hơn là dẫn tới tử vong.

Vậy căn bệnh này có những triệu chứng gì và những ai có nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé. 

Các triệu chứng suy hô hấp cấp thường gặp

Triệu chứng của suy hô hấp của mỗi người sẽ không giống nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh; nồng độ oxy, CO2 trong máu và quá trình tiến triển bệnh. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp nhiều dấu hiệu như khó thở, thở gấp, tình trạng cơ thể xuống cấp và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm không lường trước được nếu không điều trị kịp thời. 

Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp sẽ có những triệu chứng rất rõ ràng như:

Khó thở: Khi bị suy hô hấp, chức năng hoạt động của phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới khó thở, thiếu oxy máu và bất thường của CO2 trong máu.

Biên độ hô hấp tăng: Biên độ hô hấp của bệnh nhân suy hô hấp tăng để bù vào lượng oxy cung cấp thiếu.

Nhịp thở bất thường: Khi bệnh nhân bị viêm phế quản thì nhịp thở sẽ tăng hoặc bị giảm nếu không có cơ kéo. Khi bị suy hô hấp cấp tính, bệnh nhân thường sẽ có nhịp thở rối loạn

Xanh tím cơ thể: Khi cơ thể thiếu oxy trong máu sẽ gây ra xanh tím khắp cả cơ thể, nếu tăng nhiều PaCO2 trong máu thì sẽ đỏ tía, vã mồ hôi.

Rối loạn tim mạch: Khi bệnh nhân mắc bệnh này có thể bị ngừng tim, nhịp tim rối loạn, huyết áp biến động bất thường,... do đó, cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Đặc biệt, đối với trường ngừng tim do thiếu oxy nặng cần cấp cứu ngay lập tức nếu không sẽ gây ra các tổn thương không thể phục hồi.

Rối loạn ý thức: Người bệnh sẽ có dấu hiệu lờ đờ, li bì, hôn mê, phản ứng chậm.

Rối loạn thần kinh: Não là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên khi oxy trong máu sớm nên rối loạn thần kinh thường xuất hiện khá sớm ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tính.

Các triệu chứng suy hô hấp cấp thường gặp 1

Rối loạn tim mạch là một triệu chứng của suy hô hấp cấp

Đối tượng có nguy cơ bị suy hô hấp?

Hiện tượng suy phổi có nguy cơ cao xảy ra ở các nhóm đối tượng sau:

Trẻ sinh non: Trẻ sinh trước 9 tháng 10 ngày thường có nguy cơ bị suy phổi cao hơn những đứa trẻ sinh đúng ngày khác do phổi trẻ sơ sinh lúc này chưa phát triển hoàn thiện, tăng áp phổi và các dị tật bẩm sinh khác ở phổi.

Người lớn tuổi: Không chỉ trẻ em, cả người lớn tuổi cũng là đối tượng có nguy cơ sức đề kháng yếu, dễ bị cảm lạnh và dẫn đến nhiễm trùng phổi.

Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, các hóa chất độc hại: Có một số công việc bắt buộc phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại này, nếu hít thở lâu ngày trong không khí này sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm ở phổi, trong đó có hội chứng suy phổi cấp tính. 

Người hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích: Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng bia rượu quả nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh, làm suy giảm các chức năng hô hấp, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến phổi. 

Người có tiền sử chấn thương ở đường hô hấp: Tình trạng suy hô hấp dễ xảy ra ở những người từng bị tổn thương ở đường hô hấp như:

  • Do đường thở bị xẹp làm thức ăn mắc kẹt và tắc nghẽn khí quản, khó thở, thiếu không khí đi vào phổi sau.
  • Người từng mắc các bệnh liên quan đến phổi như xơ phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…
  • Người mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ, ảnh hưởng đến việc kiểm soát hơi thở như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), chấn thương tủy sống,...
  • Người gặp các vấn đề liên quan đến cột sống, tác động đến xương và cơ như cong vẹo cột sống.
  • Người từng gặp các chấn thương ở ngực và phổi làm tổn thương ở mô và xương sườn xung quanh phổi hoặc tổn thương trực tiếp lên phổi.

Các triệu chứng suy hô hấp cấp thường gặp 2

Người lớn tuổi cũng là có sức đề kháng yếu, dễ bị cảm lạnh và dẫn đến nhiễm trùng phổi

Biến chứng nguy hiểm của hội chứng suy hô hấp cấp tính

Suy giảm hệ hô hấp là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng không lường trước được, thậm chí còn đe dọa tính mạng nếu người bệnh không được điều trị và cấp cứu sớm để chữa trị đúng cách. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng và được điều trị kịp thời.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giảm chức năng hô hấp cấp gồm:

  • Loạn nhịp tim;
  • Chấn thương, tổn thương não;
  • Suy thận;
  • Tổn thương phổi;
  • Đe dọa tử vong.

Phòng ngừa hội chứng suy hô hấp cấp như thế nào?

Tuy chúng ta không thể phòng ngừa hết những nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp cấp, tuy nhiên có một số thói quen trong sinh hoạt chúng ta có thể phát huy hoặc loại bỏ để phòng ngừa bệnh viêm phổi và một số căn bệnh liên quan đến đường thở khác, một số phương pháp như sau:

  • Bỏ thói quen hút thuốc. Loại bỏ được thói quen này không chỉ bảo vệ đường hô hấp của bạn mà những người thân trong gia đình và những người xung quanh. 
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường chức năng phổi.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học, thường xuyên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, kiểm soát cân nặng, cân bằng cảm xúc.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc các bệnh lý khác.
  • Tiêm vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn – nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi.

Các triệu chứng suy hô hấp cấp thường gặp 3

Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường chức năng phổi

Hội chứng suy hô hấp cấp có nguy cơ tử vong cao, do đó, việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, khi có biểu hiện suy hô hấp cấp tiến triển, bệnh nhân nên nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm