Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thường thì tình trạng nhiễm độc thủy ngân sẽ tích tụ dần theo thời gian. Tuy nhiên tình trạng cấp tính cũng có thể xảy đến nếu chúng ta tiếp xúc với một lượng lớn chất này. Do đó, nếu có nghi ngờ hay xuất hiện các dấu hiệu thì bạn nên đi xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân sớm để xác định tình trạng của mình.
Thủy ngân là một kim loại độc, nhất là ở dạng hợp chất hay dạng hơi. Chúng ta có thể mắc nhiễm độc thủy ngân bởi nhiều lý do khác nhau, do đó triệu chứng cũng có thể khác biệt đôi chút. Nếu bệnh nhân bị phơi nhiễm do hít phải khí độc có chứa thủy ngân, thì chất độc sẽ đồng thời tấn công vào cả hệ hô hấp, thần kinh, não và cả gan nữa. Các biểu hiện có thể xuất hiện chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau đó.
Biểu hiện điển hình đầu tiên khi nhiễm độc do hít phải hơi thủy ngân chính là tức ngực, khó thở. Bệnh nhân cũng có thể thấy đau bụng, choáng váng rồi nôn mửa, tay chân tê yếu, sốt, tiểu ít dần và hình thành suy thận. Phơi nhiễm ở mức thủy ngân cao còn làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng lâu dài với mọi người.
Nếu bạn thấy cơ thể có các biểu hiện nghi ngờ kể trên thì hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa ngay. Tại đó, chúng ta sẽ được thực hiện các xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân và chẩn đoán, tìm ra phương hướng điều trị phù hợp.
Một số trường hợp phổ biến dưới đây nên thực hiện xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ngay để tránh các biến chứng có thể xảy đến.
Người trực tiếp phơi nhiễm với các dạng hợp chất, hơi thủy ngân cần được đi khám, xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ngay. Bởi thủy ngân trong môi trường nóng sẽ bốc hơi và hình thành nên các hợp chất độc hòa vào trong không khí. Do đó nguy cơ ngộ độc cũng cao gấp nhiều lần bình thường.
Trường hợp phơi nhiễm thủy ngân lỏng thường gặp chính là khi bị vỡ nhiệt kế tại nhà. Khi đó, chúng ta cần nhanh chóng di chuyển cả gia đình, nhất là trẻ em ra khỏi khu vực có thủy ngân. Bạn nhớ đeo găng tay hoặc bọc tay bằng nylon để thu gom các hạt thủy ngân lại, tránh để nóng làm bốc hơi thủy ngân gây độc.
Nếu gia đình bạn nằm gần khu vực phơi nhiễm thủy ngân và xuất hiện các biểu hiện như đau đầu, tức ngực, cay mắt mũi, khó thở… thì nên đi xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ở bệnh viện ngay. Thực tế thì những biểu hiện ban đầu của nhiễm độc thủy ngân cũng gần giống với nhiều bệnh khác. Tuy nhiên không thể vì thế mà chúng ta lơ là chủ quan được.
Trường hợp bệnh nhân ngộ độc thủy ngân mạn, điển hình nhất là ăn nhiều hải sản bị nhiễm độc thủy ngân hữu cơ, có các biểu hiện run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, mất ngủ, mệt mỏi… cũng dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh chứng khác. Cách tốt nhất là bạn hãy đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Người sinh sống xa khu vực phơi nhiễm, nhiễm độc hoặc nơi cháy có hơi thủy ngân và không được cảnh báo nguy hiểm thì không cần phải xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân. Hơn nữa, một số trường hợp cháy có hơi thủy ngân vẫn còn có cả những khí độc khác với nguy cơ gây ngộ độc và triệu chứng tương tự. Do đó người dân cần hết sức bình tĩnh, giữ cái đầu lạnh, nếu có dấu hiệu nghi ngờ xuất hiện trên cơ thể mới cần đi kiểm tra.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.