Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những bệnh lý rối loạn dạ dày thường gặp

Ngày 29/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dạ dày có những chức năng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa dễ gặp phải các vấn đề rối loạn trong quá trình hoạt động của cơ thể gây ra các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn những bệnh lý rối loạn dạ dày thường gặp trong nội dung bài viết dưới đây.

Những bệnh lý rối loạn dạ dày gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những bệnh lý phổ biến này và những cách tiếp cận phòng ngừa, điều trị hiệu quả.

Biểu hiện cơ thể gặp tình trạng rối loạn dạ dày

Dạ dày là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa, là bộ máy có nhiệm vụ xử lý thức ăn trước khi đi vào tá tràng. Được chia thành ba phần chính: Vùng thân, vùng đáy và cùng hang, dạ dày liên kết với thực quản thông qua khu vực gọi là tâm vị, và tiếp tục với tá tràng qua môn vị.

nhung-benh-ly-roi-loan-da-day-thuong-gap 1.jpg
Dạ dày là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa

Hiện nay, tình trạng mắc các bệnh lý rối loạn dạ dày chiếm đến 50% trong số những bệnh nhân tìm kiếm giải pháp điều trị cho vấn đề tiêu hóa. Thường gặp ở nhóm người trẻ, đặc biệt là những người trẻ tuổi hay có trạng thái rối loạn thần kinh liên quan đến dạ dày.

Rối loạn dạ dày thường được phân loại thành ba nhóm chính:

  • Nhóm rối loạn vận động: Gồm tăng hoặc giảm trương lực của dạ dày, co thắt hoặc giãn cơ quan này.
  • Nhóm rối loạn tiết dịch: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lượng tiết ra khỏi dạ dày, có thể là tăng, giảm, hoặc không đều.
  • Rối loạn cảm giác: Thường bao gồm cảm giác đau ở dạ dày.

Các triệu chứng thường gặp khi gặp phải rối loạn dạ dày bao gồm:

  • Cảm giác nóng ở phía trên ngực.
  • Đau xung quanh vùng rốn.
  • Cảm giác đau nhói dưới xương sườn.
  • Cảm giác nóng rát ở dạ dày.
  • Sự khó chịu và đau đớn ở vùng bụng.
  • Hiện tượng mót đại tiện.
  • Cảm giác co quắp và đau đớn ở bụng.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Tiêu chảy kèm máu.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng sốt.

Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề bệnh lý rối loạn dạ dày khác nhau, do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và điều trị cụ thể để tránh biến chứng nguy hiểm.

Vì sao bạn bị rối loạn dạ dày?

Chức năng chính của dạ dày bao gồm vận động và tiết dịch.

nhung-benh-ly-roi-loan-da-day-thuong-gap 2.jpg
Chức năng chính của dạ dày gồm vận động và tiết dịch

Về vận động, dạ dày được chia thành hai vùng: Thân vị và hang vị. Thân vị đóng vai trò khởi đầu cho quá trình co bóp của dạ dày, trong khi vùng hang vị là nơi thực hiện sự giãn ra khi thức ăn vào, kích hoạt cho quá trình co bóp từ bờ cong lớn giữa thân vị.

Chức năng tiết dịch của dạ dày là quá trình bài tiết dịch vị từ các tế bào, được điều chỉnh bởi yếu tố thần kinh và thể dịch.

Rối loạn dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân thông thường gây ra rối loạn này bao gồm:

Yếu tố thần kinh: Stress, cảm xúc tiêu cực như phẫn nộ, giận dữ, hoặc sự căng thẳng có thể gây mờ màu niêm mạc dạ dày, làm giảm sự tiết dịch và chậm trễ quá trình vận động.

Bệnh lý: Hậu quả sau khi mắc một số bệnh như viêm ruột thừa mãn tính, viêm tụy, viêm đại tràng mãn tính, viêm gan, hoặc viêm túi mật.

Lối sống: Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh cũng có thể góp phần vào rối loạn dạ dày. Ăn nhanh, nhai vội, ăn uống không đúng giờ, ăn kèm với công việc, hoạt động lao động ngay sau bữa ăn, cũng như việc sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, đồ cay nóng... có thể tạo điều kiện cho rối loạn này phát triển.

Những bệnh lý rối loạn dạ dày thường gặp

Các bệnh lý rối loạn dạ dày thường gặp bao gồm:

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một vấn đề hệ tiêu hóa thường gặp, có thể gây ra những triệu chứng như nóng rát ở ngực, ho khan, buồn nôn và khó nuốt thức ăn. Để ngăn chặn tình trạng này, cần hạn chế hút thuốc lá, không ăn quá no, và tránh thực phẩm gây ợ nóng như hành tây, đồ chiên, thức ăn cay nóng. Việc duy trì cân nặng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng để tránh béo phì và thừa cân.

nhung-benh-ly-roi-loan-da-day-thuong-gap 3.jpg
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý rối loạn dạ dày

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày gây tổn thương và viêm loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Điều này thường liên quan đến tiền sử bệnh gia đình, tuổi, giới tính và thói quen sinh hoạt như hút thuốc. Triệu chứng thường gặp là nóng rát dạ dày, đau bụng hàng ngày và đau khi ăn.

Không dung nạp lactose

Tình trạng không dung nạp lactose gây ra khó chịu ở bụng và mót đại tiện. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt của enzyme lactase ở ruột non. Để khắc phục tình trạng này, kiểm tra phản ứng với một số loại thực phẩm là cần thiết. Trường hợp bị dị ứng nặng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.

Rối loạn dạ dày thường do chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Để phòng ngừa, cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường, bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương pháp xử trí thích hợp.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề khác dưới đây:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm