Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là bệnh tiêu hóa mà một số người mắc phải. Nhiều người nghĩ rằng hai bệnh này là một, tuy nhiên đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau hoặc bạn có thể mắc triệu chứng đau dạ dày và đại tràng cùng một lúc. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây đau dạ dày và đại tràng qua bài viết dưới đây.

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là chứng rối loạn tiêu hóa, đặc trưng bởi cảm giác khó chịu dai dẳng ở vùng bụng. Trước tiên phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh này thì mới có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là do đâu?

Nguyên nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng rất dễ mắc phải, nếu không có chế độ ăn uống hợp lý và kiểm soát triệu chứng kịp thời thì nguy cơ mắc cả hai tình trạng này cùng lúc rất cao. 

Khả năng tiết axit của dạ dày để phân hủy thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn có hại để đảm bảo rằng khi thức ăn xuống ruột non không còn vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, khi bị viêm đại tràng, người bệnh phải uống thuốc thường xuyên, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào ruột già và ruột non, gây rối loạn và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết quả là vi khuẩn có hại tăng cao dẫn đến chứng khó tiêu và đau bụng dữ dội.

Người bị đau dạ dày thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Một số trường hợp viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP cần dùng nhiều hơn một loại kháng sinh. Tình trạng này vô tình giết chết một lượng lớn vi khuẩn có lợi, làm gia tăng vi khuẩn có hại và làm mất cân bằng lợi khuẩn, dẫn đến rối loạn đường ruột gây đau đại tràng.

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa 1
Tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng rất dễ mắc phải nếu không có chế độ ăn uống hợp lý 

Cách điều trị và phòng ngừa vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Có thể thấy, tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng xuất phát từ sự giao thoa của hai căn bệnh này khi không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Do đó, để điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh phải điều trị bệnh đau dạ dày và đại tràng tích cực dưới sự hướng dẫn bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Hiện nay, chữa bệnh đau dạ dày, đại tràng không quá khó chỉ cần người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị các bệnh về đại tràng phổ biến mà bạn nên biết.

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc được kê theo từng tình trạng bệnh như:

Thuốc đau dạ dày:

  • Thuốc trị axit dạ dày: Giúp trung hòa axit trong dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Giúp cân bằng axit dạ dày hoặc giảm đau.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của các tế bào axit trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế Histamin H2: Đây là một chất làm giảm axit dạ dày, được chỉ định sử dụng khi thuốc kháng axit không hiệu quả.
  • Thuốc điều trị HP: Sự kết hợp giữa kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và làm giảm các triệu chứng như đau, buồn nôn,...

Thuốc trị đau đại tràng:

  • Dùng kháng sinh diệt khuẩn, trị nhiễm trùng, thuốc trị lao, thuốc trị nấm, trị ký sinh trùng,…
  • Thuốc tiêu chảy, chống co thắt và thuốc trị đau ruột, kháng khuẩn…

Lưu ý: Dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày và đại tràng theo chỉ định của ​​bác sĩ sau khi được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân.

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa 2
Sử dụng các loại thuốc trị đau dạ dày và đại tràng là phương án đầu tiên khi điều trị

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định cho những cơn đau dạ dày hoặc đại tràng nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc. Tùy theo biến chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc các biện pháp y tế khác để kiểm soát bệnh, điều trị và ngăn ngừa các biến chứng như truyền dịch, hóa trị, hay xạ trị,…

Dạ dày, đại tràng bị tổn thương, viêm loét hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi chức năng sinh lý như trước cần phẫu thuật để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương mà có thể mổ nội soi, cắt 2/3 hoặc toàn bộ. Sau khi cắt bỏ, dạ dày và tá tràng được khâu lại để phục hồi chức năng đường tiêu hóa.

Chế độ ăn uống khoa học

Theo các chuyên gia, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh gồm các thực phẩm tốt cho đại tràng giúp ngăn ngừa đến 70% nguy cơ mắc ung thư dạ dày và đại tràng. Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, người bệnh cần nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Đặc biệt, bệnh nhân đau dạ dày, đau bụng đi ngoài cần lưu ý một số vấn đề về ăn uống sau:

  • Không nên ăn nhiều trước giờ ngủ, không vận động ngay sau khi ăn.
  • Chia nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày, tiêu hóa, phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa.
  • Lối sống khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya, không làm việc quá sức.
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức bền, kích thích hệ tiêu hóa và bài tiết hoạt động khỏe mạnh.
  • Dùng thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ xuất huyết dạ dày, đại tràng.
Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa 3
Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh giúp ngăn ngừa đến 70% nguy cơ mắc bệnh dạ dày và đại tràng

Một số mẹo giảm đau dạ dày và đại tràng tại nhà

Để giảm các cơn đau dạ dày, đại tràng nhanh chóng tại nhà, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản như sau:

  • Chườm nóng: Đổ nước nóng vào túi chườm và chườm trực tiếp lên vùng bụng bị đau cho đến khi nước nguội. Nhiệt độ ấm sẽ kích thích tuần hoàn máu và giảm đau nhanh chóng.
  • Xoa bụng: Dùng hai lòng bàn tay xoa nhẹ lên chỗ đau dạ dày hoặc đại tràng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Sau đó kết hợp ấn nhẹ vào mặt dưới rốn để kích thích các cơ quan hoạt động trở lại.
  • Uống nước mật ong ấm: Pha một muỗng mật ong vào ly nước ấm, khuấy đều và uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, trước khi ăn sáng hoặc trước khi ngủ 30 - 60 phút.
  • Tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ là cách cải thiện các triệu chứng của bệnh tiêu hóa. Pha nghệ với mật ong và nước ấm dùng hàng ngày.
  • Dừa và nghệ: Đun sôi nước dừa tươi, thêm một ít bột nghệ, khuấy đều và uống hàng ngày.

Hầu hết tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là do chế độ ăn uống hoặc các vấn đề tiêu hóa khác không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và bệnh không tái phát, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ biến chứng nặng như hội chứng ruột kích thích, ung thư,…

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm