Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người hay gặp triệu chứng đau vùng bụng kèm theo cảm giác buồn nôn và nghĩ rằng họ bị đau dạ dày. Bệnh nhân cảm thấy lo lắng không biết đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào.
Thực tế người bệnh đang có sự nhầm lẫn giữa đau dạ dày buồn nôn và đau bụng buồn nôn. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu xem tình trạng bị đau bụng kèm buồn nôn là bệnh gì?
Tình trạng đau bụng ở vùng dạ dày do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra, nhưng có thể không phải do các bệnh lý liên quan tới dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đang sử dụng sai thuật ngữ và mô tả tình trạng này là “đau dạ dày buồn nôn” khi chưa được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Lý do có cụm từ này là do người bệnh có cảm giác đau ở vị trí đối chiếu của dạ dày trên thành bụng lại vừa bị buồn nôn, nên họ gọi tình trạng này là đau dạ dày buồn nôn hay đau bao tử buồn nôn. Hiện tượng vừa đau bụng vừa buồn nôn có thể xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau nên người bệnh dễ nhầm lẫn. Do đó, ta nên dựa vào triệu chứng để gọi chung là đau bụng buồn nôn khi chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Hiện tượng đau bụng, buồn nôn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi bệnh lý đều kèm theo một số triệu chứng để nhận biết, cụ thể như sau:
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm và loét tại vùng niêm mạc dạ dày tá tràng. Lúc này sự tổn thương và phá hủy lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng đã làm lộ các lớp bên dưới thành dạ dày, tá tràng.
Ngoài đau bụng buồn nôn, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng còn kèm theo các biểu hiện:
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược của dịch dạ dày (gồm thức ăn, dịch mật, dịch vị, hơi) lên thực quản từng lúc hay thường xuyên. Tình trạng này có thể gây tổn thương miệng, thực quản, thanh quản.
Kèm theo đau bụng buồn nôn, bệnh trào ngược dạ dày, thực quản có biểu hiện như: Ợ chua, ợ hơi, nuốt khó, khàn giọng và ho, tiết nhiều nước bọt.
Bệnh viêm đại tràng co thắt còn có tên khác là hội chứng ruột kích thích cũng có triệu chứng đau bụng buồn nôn. Do đại tràng (ruột già) bị rối loạn cơ năng nên xảy ra hội chứng này, nhưng không xuất hiện tổn thương về thực thể, sinh hóa hay giải phẫu. Bệnh viêm đại tràng co thắt tái phát nhiều lần, có tính chất mạn tính.
Đau dạ dày buồn nôn do bệnh viêm đại tràng co thắt còn có những biểu hiện khác như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ…
Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, đột biến, xâm lấn qua hệ thống bạch huyết dẫn đến hình thành các khối u.
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày thường không có những biểu hiện rõ rệt và triệu chứng gần giống với các bệnh lý dạ dày khác. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh khám sức khỏe tổng quát hoặc định kỳ và khi tế bào ung thư đã di căn.
Viêm tụy cấp là tình trạng mô tụy bị viêm sưng và tổn thương, gây rối loạn chức năng tuyến tụy, gồm chức năng tiêu hóa, nội tiết. Ngoài dấu hiệu đau bụng, dạ dày khó chịu buồn nôn, bệnh viêm tụy cấp kèm theo biểu hiện đặc trưng như chướng bụng, bí trung tiện, sốt.
Bệnh sỏi mật là tình trạng dịch mật lắng đọng bất thường tạo nên những hạt cứng, sỏi ở dạng nhầy như bùn (sỏi bùn mật) hay ở dạng rắn như đá (sỏi viên). Nguyên nhân gây nên bệnh sỏi mật chủ yếu là sự thay đổi sắc tố mật, cholesterol, muối mật trong dịch mật do rối loạn chuyển hóa gây ra.
Khi sỏi làm tắc ống túi mật sẽ có những biểu hiện đặc trưng như: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng dữ dội, ớn lạnh, vã mồ hôi, sốt…
Bên cạnh các bệnh lý thường gặp như trên, tình trạng đau bụng buồn nôn còn xảy ra do một số lý do khác:
Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định bác sĩ, lạm dụng thuốc sẽ gây ức chế lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế hệ thống vi sinh trong dạ dày, gây tăng tiết dịch vị và dẫn đến các triệu chứng như đau bụng buồn nôn, viêm loét, xuất huyết…
Một số nhóm thuốc có tác dụng phụ là đau dạ dày như:
Khi bị dị ứng thực phẩm, cơ thể hiểu nhầm thức ăn là dị nguyên và gây ra các triệu chứng dị ứng. Bạn sẽ cảm thấy đau bụng và dạ dày khó chịu buồn nôn.
Tình trạng căng thẳng quá mức sẽ gây tác động không tốt đến hệ thống thần kinh ở đường tiêu hóa, làm khả năng co bóp và tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm, gây mất cân bằng dịch vị dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày.
Tình trạng đau bụng buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu mang thai. Bởi thụ thai làm thay đổi nồng độ hormone Progesterone, Estrogen, HCG, HPL trong cơ thể khiến cơ vòng thực quản dưới phát triển, ngăn cản quá trình tiêu hóa.
Tình trạng này khiến phụ nữ mang thai có cảm giác ợ chua, trào ngược dạ dày, buồn nôn, nôn. Ngoài ra, tử cung giãn nở trong giai đoạn mang thai gây chèn ép lên cơ quan tiêu hóa dẫn đến chứng đau dạ dày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng buồn nôn và nhiều biểu hiện của một số bệnh lý như thông tin đã đề cập ở trên. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng đau bụng buồn nôn kèm theo các triệu chứng liên quan, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị.
Thay vào đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân chính xác, xác định tình trạng của bệnh và có phương pháp điều trị đúng. Quá trình điều trị đúng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Như vậy, thuật ngữ chính xác của tình trạng vừa đau bụng vừa buồn nôn là đau bụng buồn nôn, không phải đau dạ dày buồn nôn. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, bạn cần ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.