Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những bệnh viêm đường ruột ở trẻ em mà phụ huynh cần chú ý

Ngày 14/11/2022
Kích thước chữ

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương do chưa được phát triển toàn diện. Trong khi đó những virus gây ra bệnh viêm ruột nói chung lại rất dễ lây lan, đặc biệt là ở trong môi trường của nhà trẻ hoặc trường học. Do đó cha mẹ nên có những biện pháp bảo vệ cho sức khỏe của trẻ nhỏ để hạn chế những hệ lụy khó lường xảy ra.

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em là hiện tượng xảy ra rất phổ biến đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Đặc biệt là những đứa trẻ ở trong thời kỳ sơ sinh, trong giai đoạn ăn dặm vì lúc này sức khỏe đường ruột của trẻ nhỏ còn khá yếu nên khả năng miễn dịch khá kém. Không chỉ vậy, bệnh còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại bệnh viêm đường ruột ở trẻ em

Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột thường xuất hiện đối với trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân là do vệ sinh kém và ăn phải những loại thức ăn không đảm bảo. Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa được hoàn thiện hoàn toàn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh này còn khiến cho bé bị đi ngoài nhiều ngày, mất nước và hấp thụ kém hơn.

Bệnh tiêu chảy

Biểu hiện của căn bệnh tiêu chảy là trẻ bị đi ngoài nhiều lần, khoảng trên 3 lần/ngày. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy bị đầy hơi, nôn mửa và chướng bụng. Nguyên nhân là do bị vi khuẩn tấn công. Nếu như cha mẹ không đưa trẻ đi khám bệnh sớm sẽ làm cho cơ thể bé bị mất nước trầm trọng, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bé. 

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em có đáng lo ngại không? 1 Bệnh tiêu chảy không được điều trị sớm sẽ khiến cho cơ thể bé bị mất nước

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ là do trực khuẩn shigella và ký sinh trùng amip gây ra. Biểu hiện thường thấy là trẻ bị sốt cao, luôn đau bụng và muốn đi ngoài. Lúc này, phân thường đi kèm theo chất nhầy và có dính máu. Nếu như bệnh không được điều trị sớm sẽ làm cho bé bị hôn mê. Ngoài ra, trường hợp ký sinh trùng amip xâm nhập vào trong gan có thể gây ra áp xe gan vô cùng nguy hiểm.

Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn là căn bệnh viêm đường ruột ở trẻ nhỏ và rất dễ mắc phải. Nếu như đi xét nghiệm phân hoặc máu sẽ tìm được nguyên nhân là do vi khuẩn salmonella gây ra. Bệnh này có tính nguy hiểm khá cao vì vi khuẩn này có chứa nhiều độc tố có thể gây ra hiện tượng xuất huyết ruột, viêm não hoặc thủng ruột, có khả năng gây ra tử vong rất cao.

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em có đáng lo ngại không? 2 Bệnh thương hàn có tính nguy hiểm khá cao vì vi khuẩn này có chứa nhiều độc tố

Bệnh tả

Bệnh tả tuy là căn bệnh không thường xuyên gặp nhưng không phải không có. Bệnh này có khả năng lây lan rất nhanh nếu như trẻ mắc bệnh do bị nhiễm từ nguồn bệnh xung quanh. Trẻ nhỏ bị mắc bệnh tả thường đi ngoài, nôn mửa liên tục làm cho cơ thể dễ bị mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rối loạn tiêu hóa

Đa số trẻ em dưới 5 tuổi đều ít nhất 1 lần mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Đây là căn bệnh phổ biến khiến cho trẻ bị đi ngoài, ăn không ngon, táo bón,... Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, do dùng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng những loại thực phẩm không đảm bảo. Nếu như trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của bé do quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị hạn chế.

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em có đáng lo ngại không? 3 Rối loạn tiêu hóa khiến cho trẻ nhỏ bị đau bụng và mất cảm giác ăn ngon miệng

Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường ruột

Những loại thức uống mà trẻ nhỏ nên uống

Phương pháp điều trị bệnh viêm đường ruột tốt nhất chính là cung cấp đầy đủ nước cho trẻ nhỏ. Nước ở trong trường hợp này được coi là những loại chất lỏng khác nhau. Do đó các mẹ nên lưu ý một vài điều sau khi cho trẻ uống nước:

  • Nên cho trẻ uống nước nhiều lần với lượng nhỏ chứ không nên cho trẻ uống luôn một lượng lớn.
  • Những lúc trẻ bị nôn cũng nên cho trẻ uống nước luôn.
Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em có đáng lo ngại không? 4 Mẹ nên cho bé uống nước với lượng nhỏ và chia thành nhiều lần uống

Đối với những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú sữa hoặc ăn dặm, các mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ nhỏ bú và ăn với tần suất và số lượng tăng dần. Nếu như trẻ đã lớn hơn 1 tuổi thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho trẻ uống những loại thức uống sau nhằm đảm bảo cơ thể của trẻ không bị mất nước:

  • Nước ép trái cây.
  • Nước có ga như nước chanh.
  • Cordial.
  • Súp.

Lưu ý, những loại nước trên phải được pha loãng với nước theo tỷ lệ là 5 phần nước/1 phần dung dịch để đảm bảo an toàn cho bé.

Những loại thức uống mà trẻ nhỏ không nên uống

Nếu như trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy thì các mẹ không nên cho trẻ uống những loại thức uống sau:

  • Các loại nước giải khát, nước ép trái cây, nước uống thể thao,... chưa được pha loãng do chúng có chứa nhiều đường sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ nhỏ trở nên tồi tệ hơn.
  • Trà hoặc cà phê vì chúng gây ra hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ.

Cách cho trẻ nhỏ uống thuốc

Nếu như con nhỏ bị tiêu chảy thì mẹ không nên cho trẻ uống thuốc để chữa bệnh. Hiện tượng tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể gây ra phát ban ở vùng hậu môn hay còn gọi là hăm hậu môn. Ngoài ra, các mẹ nên chú ý rửa sạch và lau khô vùng hậu môn cho trẻ sau mỗi lần đi đại tiện, các mẹ cũng có thể sử dụng một số loại kem có tác dụng bảo vệ hậu môn hoặc thoa thuốc mỡ cho trẻ.

Đối với trường hợp mà tự điều trị tại nhà không có dấu hiệu khả quan mà còn xuất hiện thêm những triệu chứng dưới đây thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, nôn ói.
  • Trẻ hay buồn ngủ thất thường, khó đánh thức dậy.
  • Trẻ bị tiêu chảy liên tục trong vòng 10 ngày.
  • Trẻ nôn ói nhiều không thể kiểm soát được, nôn ra chất lỏng có màu xanh lá cây.
  • Xuất hiện máu hoặc chất nhầy ở trong phân.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp thông tin về bệnh viêm đường ruột ở trẻ em cho bạn đọc. Với những nguyên nhân và dấu hiệu bệnh ở trên, hy vọng các mẹ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu mắc bệnh. Để bé có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng, các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám để được tư vấn lời khuyên chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin