Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai xương chũm là một bệnh lý về tai mũi họng thường gặp ở người lớn và trẻ dưới 5 tuổi. Những biến chứng viêm tai xương chũm gây ra có thể khiến cho sức khỏe và cuộc sống của người mắc bệnh bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Viêm tai xương chũm chính là tình trạng sự tổn thương lan vào trong xương chũm tại tai giữa và xung quanh sào bào. Việc hiểu rõ các biến chứng viêm tai xương chũm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh.
Xương chũm vốn là một bộ phận cấu thành của tai giữa. Xương chũm có chứa nhiều thông bào và là loại xương xốp. Trong số các thông bào ở xương chũm thì thông bào lớn nhất đó là sào bào. Đây vốn là nơi mà hòm tai thông với xương chũm. Đây chính là lời giải thích viêm xương chũm vốn bắt nguồn từ viêm tai giữa điều trị không đúng cách hoặc không được điều trị, sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu sau khi người bệnh bị bệnh cúm, sởi, trẻ bị suy dinh dưỡng hay độc tính của vi khuẩn quá mạnh.
Tình trạng viêm tai xương chũm thường kéo dài không quá 3 tháng. Khác với tình trạng phản ứng xương chũm do mủ bị ứ đọng ở trong tai giữa gây ra, sự phản ứng của xương chũm chỉ kéo dài trong 5 đến 7 ngày là khỏi. Bệnh tích chủ yếu là viêm tắc mạch máu hoặc viêm loãng xương, những vách ngăn ở các tế bào bị phá hủy, những ổ mủ thường tập trung thành những túi mủ. Đôi khi phần xương bị chết theo từng khối và trở thành xương mục rồi gây ra nhiều biến chứng.
Tình trạng viêm tai xương chũm cấp tính thường xảy ra sau căn bệnh viêm tai giữa. Người bệnh bị viêm tai giữa cấp trước đó khoảng 3 tuần với các triệu chứng như đau tai, sốt, khả năng nghe kém, sốt cao với nhiệt độ từ 39 đến 40 độ C. Bệnh nhân bị đau sâu ở trong tai, cơn đau theo từng nhịp mạch đập và đau tại phần xương chũm ở phía sau tai. Khi ấn bề mặt của xương chũm sẽ nhận thấy có phản ứng đau rõ rệt. Tình trạng chảy mủ tai bị tăng lên hoặc ít đi do sự bít tắc dẫn lưu mủ, mủ có mùi thối. Khả năng nghe của bệnh nhân kém dần và có thể kèm theo đó chính là chóng mặt, ù tai.
Ở một số trường hợp, mủ sẽ làm phá vỡ những lớp bảo vệ xung quanh, mủ chảy ra những tổ chức ở bên ngoài tai và gây ra chứng viêm tai xương chũm xuất ngoại như nắp bình tai, phía sau tai bị sưng phồng, vành tai đẩy ra phía trước, mủ chảy xuống theo vùng cổ dọc theo cơ của cổ ức đòn chũm gây sưng tấy tại vùng cổ. Mủ có thể phá vỡ da tại vùng này và tạo nên các lỗ rò.
Khi khám tai, bác sĩ sẽ thấy những dấu hiệu xóa thành sau ở trên ống tai. Khi xét nghiệm mạch máu, bạch cầu trong máu bị tăng cao. Hình ảnh ở phim X - quang cho thấy những vách ngăn của tế bào xương chũm bị phá hủy và toàn bộ phần xương chũm bị mờ.
Nếu như trước kia bệnh nhân đã được chẩn đoán là viêm tai xương chũm với mức độ cấp tính thì phương pháp điều trị được áp dụng duy nhất là phẫu thuật để khoét rộng xương chũm kết hợp với điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc chống viêm và kháng sinh toàn thân. Ngày nay, một số trường hợp bị viêm tai xương chũm có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc tiêm sau khi đã trích rạch và mở động lỗ dẫn lưu tại màng nhĩ.
Viêm tai xương chũm mạn tính là tình trạng quá trình chảy mủ tai thối kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh nhân khi bị viêm tai xương chũm mạn tính thường bị nhức đầu tại bên tai bị bệnh, cơn đau xảy ra âm ỉ, liên tục và thi thoảng lại có cơn kịch phát. Mủ tai có mùi thối khắm như mùi cóc chết. Đây chính là dấu hiệu cho thấy ở trong tai người bệnh có chứa cholesteatoma. Bệnh có khả năng khiến cho xương bị ăn mòn và gây biến chứng nội sọ. Khi khám tai sẽ thấy có lỗ thủng rộng và sát xương, đáy lỗ thủng bị bẩn, bờ lỗ thủng nham nhở, sức nghe giảm. Bệnh lý viêm tai xương chũm mạn tính nên phẫu thuật sớm để có thể bảo tồn được sức nghe và tránh tình trạng viêm nhiễm bị tái phát.
Viêm tai xương chũm cấp tính hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm màng não, viêm các xương ở xung quanh hộp sọ, viêm tắc tĩnh mạch ở trong sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ và làm méo mặt, áp xe quanh họng, áp xe cổ,... đây còn là những nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Biến chứng viêm tai xương chũm có thể xảy ra nếu như bạn không biết chủ động trong điều trị. Do đó, để không gặp phải tình trạng này, bạn không nên chủ quan mà cần có hướng xử lý đúng đắn và phù hợp khi không may mắc bệnh.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.