Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những dấu hiệu bệnh quai bị và cách phòng tránh bệnh

Ngày 16/12/2018
Kích thước chữ

Bệnh quai bị không chỉ xảy ra với trẻ em mà còn gặp ở cả người trưởng thành, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Do đó, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh quai bị sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình được tốt hơn.

Bệnh quai bị không chỉ xảy ra với trẻ em mà còn gặp ở cả người trưởng thành, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Do đó, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh quai bị sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình được tốt hơn.

1. Nguyên nhân của bệnh quai bị

Bệnh quai bị do virus tên là Paramyxovirus lây qua đường hô hấp  qua việc tiếp xúc trực tiếp, ăn chung, uống chung, dùng chung đồ với người bệnh, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho và hắt hơi.

Virus quai bị tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ có khả năng bệnh quai bị cũng lây lan qua đường phân và nước tiểu. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh ẩm, nằm trong khoảng từ tháng 10 kéo dài đến tháng sáu năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3 và 4 năm sau. 

Tuổi mắc bệnh thường là tuổi trẻ bắt đầu đi học: khoảng sau 3 -5 tuổi khi trẻ tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh, tỉ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần…

Những dấu hiệu bệnh quai bị và cách phòng tránh bệnh 1Các bé trong độ tuổi bắt đầu đi học là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị nhất

2. Những dấu hiệu bệnh quai bị mà bạn cần biết

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kì này chưa có dấu hiệu bệnh quai bị rõ rệt. Thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 6 - 9 ngày trẻ sẽ có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ủ bệnh kéo dài đến hai tuần. Bạn cũng nên tìm hiểu những dấu hiệu bệnh quai bị ở nữ giới để có biện pháp điều trị kịp thời.

Trước khi sưng 1 - 2 ngày, một số trẻ có dấu hiệu bệnh quai bị sớm như hơi sốt, cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai người bệnh có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước còn bình thường nhưng hôm sau đã sưng to cả hai bên. Hay có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sau sưng tiếp sang bên kia -  dấu hiệu bệnh quai bị đã biểu hiện rõ rệt. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai thì bé có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.

Những dấu hiệu bệnh quai bị và cách phòng tránh bệnh 2Trước khi phát bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, hơi đau vùng mang tai

Đa số các trường hợp thường sốt rất nhẹ và chỉ kéo dài từ một đến hai ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5 - 7 ngày nếu không có biến chứng và được chăm sóc đúng cách. Vùng mang tai bệnh nhân sẽ bắt đầu giảm sưng dần, trẻ ăn uống dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7 -10 ngày.

Thời kì phát bệnh

Dấu hiệu bệnh quai bị rất dễ nhận biết như: sưng đau vùng mang tai.

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, dấu hiệu bệnh quai bị ở người bệnh biểu hiện rõ rệt là có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng ba ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng một tuần. Tuyến mang tai có thể sưng một bên hay hai bên. Sau đó, thường lan đến má, hàm, có khi lan đến ngực gây tình trạng phù trước xương ức.

Có cảm giác đau ở nơi bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết cũng là dấu hiệu bệnh quai bị mà bạn không nên bỏ qua. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc của vùng má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bjan có thể giảm sưng quai bị bằng cách chườm ấm lên chỗ đau, ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Cảm giác khó thở, khó giao tiếp, khó ăn uống. Dấu hiệu bệnh quai bị biểu hiện trong khoảng 10 ngày. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững nên ít khi bị quai bị lần hai.

Có thể bị viêm tinh hoàn: phần nhiều hậu phát năm đến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, cũng có thể tiến phát và riêng lẻ, nhưng người bệnh phải nghĩ đến quai bị để tránh phải chẩn đoán sai.

Khi bạn sốt trở lại 39 – 40 độ, trằn trọc, mê sảng chính là dấu hiệu bệnh quai bị.  Đồng thời kèm theo dấu hiệu tinh hoàn sưng to thì nên đi khám bác sĩ ngay, nếu sưng cả hai bên thì sẽ gây vô sinh. Bệnh sẽ khỏi sau 10 ngày nhưng phải sau hai tháng mới biết rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.

Có thể gặp cả tình trạng viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều sẽ tự khỏi không để lại di chứng trong vài ngày.

3. Cách phòng tránh bệnh quai bị

Sau khi biết những dấu hiệu bệnh quai bị, việc quan trọng tiếp theo phải nhớ là cách phòng bệnh quai bị. Hiện nay, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh.

Trẻ bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Những người vô tình tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải đi tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

Những dấu hiệu bệnh quai bị và cách phòng tránh bệnh 3Biện pháp phòng bệnh quai bị hữu hiệu nhất hiện nay là tiêm ngừa 

Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây bệnh cho người khác. Một lưu ý mà các mẹ nên nhớ là vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi và chỉ nên tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi.

Nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ đã chích ngừa đầy đủ là sẽ phòng được bệnh. Bởi trên thực tế, việc chích ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh này nhé.

Từ những nguyên nhân và dấu hiệu bệnh quai bị được nêu ở trên sẽ giúp bạn có kiến thức tổng quan về bệnh. Đồng thời, việc hiểu được phòng bệnh có tầm quan trọng rất lớn cũng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này!

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:quai bị