Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dù đã có kinh nghiệm sau lần sinh con so đầu lòng, nhưng chắc hẳn bạn vẫn còn nhiều lo lắng và băn khoăn về những dấu hiệu sắp sinh con rạ sau đây!
Điều này là thường thấy và dễ hiểu ở hầu hết mọi trường hợp. Do vậy, việc hiểu rõ những dấu hiệu sinh con bên cạnh việc nắm chắc những kiến thức cũng như phương pháp cần thiết sẽ là một hành trang vững chắc cho mẹ trong quá trình sinh con. Bài viết sau sẽ nêu ra những dấu hiệu sắp sinh con rạ thường thấy giúp mẹ bầu giải quyết những vấn đề trên.
Trong quá trình sinh con, cơn gò tử cung luôn là động lực trong cuộc chuyển dạ. Tuy vậy, sau lần sinh con thứ nhất, tử cung và tầng sinh môn của người mẹ đã biết cách dãn nở tự nhiên và hoạt động linh hoạt khi bắt đầu vào tiến trình chuyển dạ. Nhờ vào đó, tiến trình của chuyển dạ sinh con rạ ít tốn công sức và thời gian của mẹ hơn, cụ thể là chỉ kéo dài trong khoảng trung bình từ 8 đến 16 giờ (trong khi con so lại mất một lượng thời gian gấp đôi từ 16 đến tận 24 giờ).
Tuy nhiên, nếu người mẹ vẫn lo lắng và lúng túng, thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm thở và rặn sinh tương thích với từng chu kỳ cơn gò, quá trình chuyển dạ sẽ không dễ dàng như dự tính. Trong trường hợp đó, rất nhiều khó khăn, trở ngại sẽ xảy ra, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng của cả mẹ và con.
Trong suốt thai kỳ, ở vị trí nối giữa cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy bền vững. Nút nhầy này cũng là một tường thành bao bọc thai nhi, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ môi trường ngoại cảnh vào buồng ối.
Do vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ tự động bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo dưới dạng chất nhầy nhớt và có màu hồng. Đây là tín hiệu thông báo cho mẹ biết thời khắc chuyển dạ chính thức sắp bắt đầu.
Vào tháng cuối thai kỳ, mẹ đôi khi sẽ cảm nhận được các cơn trằn khắp bụng từ di chuyển, cử động nhẹ đến mạnh. Cảm giác này khá mơ hồ, đa phần diễn ra trong thời gian ngắn, số lần xuất hiện thưa thớt, không gây đau đớn rõ ràng và cũng không có tác dụng thay đổi cổ tử cung hay vị trí của thai nhi.
Chỉ khi thai nhi chuyển sang tuần thứ 38 đến 40, các cơn gò sẽ rõ ràng hơn kèm theo cường độ và tần số tăng dần. Trong quá trình đó, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đớn và căng cứng cả vùng bụng. Đây cũng chính là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con rạ thường thấy ở mẹ bầu. Tuy nhiên nếu biết cách kết hợp với cách thở và rặn sinh đều đặn, đúng cách thì nó chính là động lực cho quá trình chuyển dạ sinh con.
So với lần sinh con đầu lòng, khi có dấu hiệu sắp sinh con rạ này, mẹ ít nhiều cũng cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Điều này một phần nhờ vào kinh nghiệm đã có được từ lần sinh trước, một phần là nhờ vào khả năng giãn nở, mềm ra một cách nhanh chóng của tầng sinh môn và cổ tử cung.
Hơn thế, nếu biết cách thở và rặn sinh hiệu quả kết hợp nhịp nhàng cùng chu kỳ cơn gò, chẳng những mẹ không còn thấy đau mà còn giúp tốc độ chuyển dạ nhanh hơn. Ưu điểm của việc này rất lớn, vừa đảm bảo sức lực cho mẹ, vừa giúp trẻ sơ sinh giảm sang chấn và nguy cơ ngạt thở sau sinh.
Đầu ối được tạo thành dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm dẫn đến đầu thai di chuyển xuống. Đầu ối bắt đầu căng phồng lên; tại vị trí giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, nước ối sẽ bung chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, nước ối sẽ bị chặn lại hoàn toàn hay chỉ chảy từng giọt.
Lúc này, vỡ ối cũng là nguyên nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và dồn dập hơn. Mặt khác, nếu sắp đến ngày dự sinh mà thai chưa có dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 là cơn gò thì bác sĩ sẽ dùng thủ thuật chủ động làm màng ối vỡ để nước ối chảy ra, kích thích cơn gò chuyển dạ một cách tự nhiên.
Tương tự như khi sinh con so, khi có các dấu hiệu sắp sinh con rạ, mẹ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện một cách nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ còn cần chuẩn bị kỹ càng về kiến thức để có thể chủ động hơn giúp cho chuyển dạ sinh con an toàn.
Hường
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.