Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Những điều bạn cần tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Ngày 06/09/2017
Kích thước chữ

Tay chân miệng không phải là một căn bệnh mới, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn thường nhầm lẫn bệnh với một số căn bệnh truyền nhiễm khác, gây khó khăn trong

Tay chân miệng không phải là một căn bệnh mới, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn thường nhầm lẫn bệnh với một số căn bệnh truyền nhiễm khác, gây khó khăn trong việc điều trị và phòng ngừa. Do đó, các bạn nên chủ động tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em càng sớm càng tốt. Vậy cụ thể phụ huynh nên tìm hiểu những thông tin gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng sớm nhất

Tìm hiểu vểbệnh tay chân miệng ở trẻ em-01
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em thông tin đầu tiên bạn không được bỏ qua đó là dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ. Thông thường sau thời gian ủ bệnh trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, kèm mệt mỏi và đau họng, một số trẻ cũng có thể bị tiêu chảy hoặc nôn ói. Trên da sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ, bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân… Ngoài ra bên trong vùng miệng của trẻ, cụ thể nướu, niêm mạc cũng sẽ xuất hiện các tổn thương, vết loét khiến trẻ có cảm giác đau rát, gây khó khăn trong việc ăn uống nhất là khi sử dụng các loại thức ăn cay nóng.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm và thường sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu chủ quan trong việc điều trị bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, thậm chí gây tử vong chỉ trong vòng 24h-48h.

Bệnh tay chân miệng điều trị và chăm sóc tại nhà có an toàn không?

tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em-02
Bệnh tay chân miệng nếu ở cấp độ 1 thì có thể điều trị tại nhà

Chân tay miệng ở trẻ nhỏ được chia làm 4 cấp, trong đó cấp độ 1 thường được các bác sĩ chỉ định điều trị và chăm sóc tại nhà. Cách này rất an toàn và mang lại hiệu quả cao nếu bạn tuân thủ đúng các quy định của các bác sĩ trong việc dùng thuốc cũng như hướng dẫn chăm sóc vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh thân thể. Quan trọng hơn hết vẫn là việc theo dõi, các bậc phụ huynh cần theo dõi thường xuyên các biểu hiện cũng như sự thay đổi trên cơ thể bé, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường hoặc trở nặng bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời, giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị các biến chứng.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng?

Khi tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em bạn cũng tuyệt đối không được bỏ qua cách phòng ngừa bệnh. Để phòng ngừa bệnh cho bé cha mẹ cần đảm bảo duy trì cho bé không gian sống trong lành, sạch sẽ. Các phòng sinh hoạt bé thường xuyên tiếp xúc, đặc biệt là sàn nhà, cầu thang cần lau dọn hằng ngày để phòng ngừa nguy cơ phát sinh các mầm bệnh hoặc tạo điều kiện cho virus gây bệnh có điều kiện trú ẩn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần tập cho con trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đồng thời từ bỏ các thói quen làm lây nhiễm mầm bệnh như: ngậm đồ chơi, dùng tay bốc độ ăn. Mặt khác, bạn cũng nên theo dõi để đảm bảo bé không tiếp xúc với các trẻ mắc bệnh khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Trên đây là 4 điều mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hi vọng với nguồn thông tin hữu ích này bạn đã biết cách chăm sóc các bé thật tốt và thật khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin