Viêm gan A không phải là bệnh nguy hiểm như các virus viêm gan khác nhưng có khả năng lây lan nhanh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp viêm gan A có thể có những biến chứng không lường trước được. Đó là lý do tại sao bạn phải chủ động trong cách phòng bệnh viêm gan A.
Những điều cần biết về viêm gan A
Viêm A lây qua đường nào?
Nguyên nhân chính của bệnh viêm gan A là do virus HAV. Loại virus này thường sống xung quanh nguồn nước, đất, đồ uống, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng cá nhân trong gia đình,... Virus gây viêm gan A chủ yếu có trong nước bọt, phân và nước tiểu của người mắc bệnh này nên khi chất bài tiết của người bệnh ra ngoài không được xử lý tốt, chúng sẽ làm ô nhiễm khu vực xung quanh và khiến bệnh lây lan nhanh chóng.
Virus viêm gan A có thể lây lan nhanh qua các con đường như:
- Người bị viêm gan A thông qua đồ uống, thức ăn nhiễm virus.
- Sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn không rửa tay kỹ bằng xà phòng.
- Sử dụng nước ô nhiễm chưa qua xử lý.
- Ăn hải sản sống trong môi trường nước bẩn.
- Thường xuyên tiếp xúc hoặc sống chung với người mắc bệnh viêm gan A.
- Quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan A.
Nguyên nhân bị viêm gan A là từ đường tiêu hoá, ăn thực phẩm bẩn
Triệu chứng viêm gan A
Người mắc bệnh viêm gan A xuất hiện các triệu chứng như:
- Mệt mỏi: Người bệnh làm việc kém hơn bình thường do các chất độc hại không được đào thải đúng cách do gan nhiễm virus khiến toàn thân mệt mỏi, khó chịu.
- Ăn không tiêu: Do gan tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, sự xâm nhập của virus HAV sẽ làm giảm chức năng gan trong quá trình này. Do đó người bệnh cũng sẽ có triệu chứng khó tiêu, chán ăn, táo bón, tiêu chảy, đau nhẹ vùng bụng phải, buồn nôn,...
- Sốt nhẹ: Nguyên nhân khiến người bệnh viêm gan A sốt là do lượng bạch cầu tăng lên để chống lại virus.
- Ngoài da ngứa ngáy, nổi mụn, da vàng: Đây là hậu quả của độc tố không đào thải được ra ngoài, đọng lại trong gan. Da của bệnh nhân với sắc độ màu vàng khác nhau tùy theo mức độ nhiễm bệnh.
- Nước tiểu vàng: Do Albumin được đào thải qua thận khiến nước tiểu của bệnh nhân có màu vàng.
- Đau nhức các khớp và cơ: Đây là một triệu chứng hiếm gặp, nhưng khi xảy ra là dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh đang trở thành gan mãn tính và nguy hiểm.
Biến chứng có thể xảy ra
Hầu hết các trường hợp viêm gan A sẽ tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tháng mà không gây tổn thương vĩnh viễn. Sau khi phục hồi, virus không còn tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên, hiếm có trường hợp viêm gan bùng phát gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có thể phát triển thành suy gan, thường gặp ở những bệnh nhân tiền sử bệnh gan. Ngoài ra viêm gan A cũng có thể trở thành một yếu tố góp phần gây ra chứng xơ vữa động mạch.
Cách phòng bệnh viêm gan A như thế nào?
Viêm gan A có thể lây lan trong cuộc sống hằng ngày nếu người bệnh vô tình tiếp xúc với virus. Mọi người có thể tự giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các cách phòng bệnh viêm gan A như sau.
Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
Để phòng ngừa bệnh viêm gan A, hãy rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Hãy cẩn thận khi bạn đi vệ sinh ở nơi công cộng, đây là nơi dễ phát tán virus từ người bệnh.
Luôn rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, tốt nhất nên ngâm rửa với nước muối
Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
Đối với rau, sản phẩm sống nên ngâm nước muối và rửa sạch trước khi ăn, cũng như trái cây cần rửa kỹ và gọt vỏ. Chỉ mua thực phẩm từ chợ, siêu thị bạn biết rõ nguồn gốc.
Không ăn thực phẩm, nguồn nước không sạch
Thực phẩm bẩn, nước bẩn là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan A và các loại virus gây bệnh khác. Để phòng tránh các bệnh viêm gan A cần lưu ý thêm những điều sau:
- Cần hạn chế ăn đồ sống, nấu chín kỹ, không ăn thịt, cá sống.
- Cẩn thận với thức ăn đường phố, bán hàng rong.
- Nên tìm hiểu kỹ địa điểm du lịch trước khi đi, để đề phòng nơi bạn đến du lịch là khu vực có mức độ nhiễm viêm gan A cao.
- Nên uống nước đun sôi để phòng bệnh viêm gan A.
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A
Một cách phòng bệnh viêm gan A rất đơn giản và hiệu quả nhất chính là tiêm ngừa viêm gan A. Một liệu trình đầy đủ khi tiêm 2 liều vắc xin cách nhau ít nhất 6 tháng. Nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A cho những đối tượng sau:
- Trẻ em trên 1 tuổi.
- Quan hệ tình dục đồng giới.
- Những người đi du lịch đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan A cao.
- Những người bị bệnh gan mãn tính, bao gồm cả viêm gan B và C.
- Rối loạn đông máu.
- Những người tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm gan A.
- Những người nghiện hút thuốc lá.
- Vắc xin viêm gan A không chỉ phòng ngừa trước khi nhiễm virus mà sau khi mắc bệnh vẫn có thể tiêm phòng. Nếu tiếp xúc với người nhiễm viêm gan A trong vòng 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các bước ngăn ngừa viêm gan A.
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh viêm gan A hữu hiệu tại thời điểm này
Viêm gan A vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì vậy cách phòng bệnh viêm gan A tốt nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin. Tại Việt Nam, tiêm vắc xin viêm gan A chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn nên chủ động đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và thực hiện tiêm chủng. Như vậy có thể thấy, việc phòng tránh bệnh viêm gan A rất đơn giản và tất cả mọi người đều có thể làm được.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp