Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về bệnh scurvy

Ngày 24/02/2021
Kích thước chữ

Bệnh scurvy hay tên gọi khác là scorbut có thể là căn bệnh xuất hiện khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài.

Căn bệnh này xuất hiện phổ biến từ thời xa xưa, nhất là đối với các thủy thủ đoàn thường xuyên lênh đênh trên biển, không có điều kiện bổ sung vitamin C từ rau, củ quả. Thời nay, bệnh ít xuất hiện nên nhiều người sẽ lạ lẫm khi nghe tên scurvy. Mặc dù vậy, sẽ vẫn có người mắc phải căn bệnh này nếu như cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết trong thời gian dài.

Những điều cần biết về bệnh scurvy 1Thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh scurvy

Bệnh scurvy là gì? Triệu chứng của bệnh

Khái niệm bệnh scurvy

Scurvy là căn bệnh mãn tính xuất hiện khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin C. Bệnh được đánh giá là nghiêm trọng và bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải.

Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hụt vitamin C, bị rối loạn ăn uống, ăn kiêng với thực đơn cực đoan khiến cơ thể không được nạp đủ dưỡng chất cần thiết.

Triệu chứng của bệnh scurvy

Phụ thuộc vào việc cơ thể bạn mất bao lâu để sử dụng hết lượng vitamin C đã có sẵn. Do cơ thể con người không thể tự tổng hợp được loại vitamin này.

Thông thường, trung bình khoảng 4 tuần sẽ có các triệu chứng nếu như chúng ta không bổ sung lượng vitamin C cần thiết thông qua ăn uống hằng ngày. Những dấu hiệu hay triệu chứng ban đầu của scurvy rất ít được nhiều người để ý bởi không rõ rệt. Hoặc nhiều người sẽ tưởng nhầm là cơ thể đang bị các bệnh lặt vặt như cảm cúm hoặc những bệnh khác chứ không phải scurvy.

Những điều cần biết về bệnh scurvy 2

Xuất huyết nướu là một trong những biểu hiện của bệnh scurvy

Một số triệu chứng sớm của bệnh bao gồm:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi trong người
  • Không có cảm giác ăn ngon
  • Có dấu hiệu buồn nôn
  • Bị tiêu chảy
  • Bị sốt
  • Đau nhức cơ bắpm khớp
  • Xung quanh nang lông xuâst hiện các nốt ban

Trong một thời gian dài không được bổ sung vitamin C, cơ thể bạn sẽ tiến triển tồi tệ hơn với một số biểu hiện muộn của bệnh scurvy bạn đặc biệt chú ý dưới đây:

  • Bị các vấn đề về nướu như sưng, mềm, dễ chảy máu.
  • Răng có dấu hiệu lung lay, không chắc chắn.
  • Xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da.
  • Da bị khô, xuất hiện vảy, da bị xỉn màu.
  • Lâu lành vết thương, vết thương hở đã khép miệng nay bị mở trở lại.
  • Trẻ em hay trẻ sơ sinh bị mắc bệnh thì sẽ ngừng phát triển xương sớm, bị còi cọc.

Nếu kéo dài bệnh scurvy sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, bị đau tim hoặc thậm chí tử vong.

Điều trị bệnh scurvy như thế nào?

May mắn là căn bệnh scurvy không hề khó điều trị, chỉ cần người bệnh tăng cường vitamin C hằng ngày nhất là qua đường ăn uống. 

Trong trường hợp người bệnh bị scurvy nặng, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung vitamin C trong thời gian ngắn hạn (khoảng từ 250mg/ngày) để giảm nhẹ triệu chứng. Trong vòng một ngày các dấu hiệu xuất huyết dưới da, chảy máu nướu sẽ ngưng nếu như điều trị hiệu quả. Và cần khoảng vài tuần để tình trạng đau khớp, đau cơ thuyên giảm.

Những điều cần biết về bệnh scurvy 3Tăng cường vitamin C qua đường ăn uống để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh

Vitamin C là chất quan trọng không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn thúc đẩy sự phát triển, trao đổi chất bình thường của cơ thể.

Để đề phòng bệnh scurvy, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp đầy đủ chất để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Từ bỏ các thói quên gây hại cho sức khỏe như ăn uống thất thường, ăn kiêng một cách tiêu cực. Trong trường hợp muốn ăn kiêng, bạn nên tìm đến hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng để có được khẩu phần ăn kiêng hợp lý nhất với cơ địa của bạn.

Từ bỏ hút thuốc, vì thuốc lá khiến cơ thể giảm hấp thu vitamin C.

Nếu bạn đang mắc bệnh chán ăn tâm thần hay bệnh kém hấp thu thì hãy nghiêm túc chữa trị để cơ thể hấp thu vitamin C tốt hơn.

Trong trường hợp cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu lạ, không nên lơ là mà hãy đến gặp bác sĩ để được chấn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin