Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Những điều cần biết về các loại khớp háng nhân tạo

Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một bước tiến lớn của lịch sử y học, phẫu thuật này giúp cho người bệnh thoát khỏi những cơn đau nhức dai dẳng, có cơ hội quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Hãy cùng tìm hiểu về các loại khớp háng nhân tạo hiện nay qua bài viết sau.

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là quy trình cắt bỏ khớp háng bị tổn thương do bệnh lý không phục hồi và thay thế bằng khớp háng nhân tạo. Kỹ thuật này đã có hơn 40 năm được ứng dụng và cải tiến về vật liệu cũng như phương pháp phẫu thuật, đưa tỉ lệ thành công của thay khớp càng tăng cao. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại khớp háng nhân tạo hiện nay giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Cấu trúc của khớp háng nhân tạo

Khớp háng là khớp lồi cầu bao gồm chỏm xương đùi (phần đầu trên xương đùi có hình cầu) khớp vào và chuyển động bên trong ổ cối của xương chậu. Khớp này rất vững chắc, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, cho phép hai chân hoạt động linh hoạt nhờ chỏm xương đùi di chuyển trong ổ cối.

Để giống với đặc tính tự nhiên này, một khớp háng nhân tạo bao gồm 3 phần: Phần chỏm (head) thay thế cho chỏm xương đùi, phần Cup thay thế ổ cối của xương chậu và thêm phần chuôi (stem) để gắn vào ống tủy xương.

nhung-dieu-can-biet-ve-khop-hang-nhan-tao-1.jpg
Một khớp háng nhân tạo bao gồm 3 phần: Phần chỏm (head), phần Cup và phần chuôi (stem)

Vật liệu làm khớp háng nhân tạo

Mỗi bộ phận của khớp háng nhân tạo có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, bao gồm:

  • Chỏm được làm bằng kim loại hoặc sứ, bề mặt chỏm được đánh bóng giúp giảm tối đa lực ma sát, hạn chế tình trạng mòn khi chỏm chuyển động trong Cup lâu.
  • Cup được làm bằng nhựa, sứ hoặc kim loại.
  • Cán chỏm (chuôi) gắn vào xương đùi cấu tạo bởi hợp kim titan hoặc cobalt/crom, chia thành các loại: Cán chỏm liền với cổ chỏm hoặc cán chỏm rời. Cổ chỏm có loại đơn trục và loại hai trục linh động.

Để tạo ra các loại khớp háng nhân tạo hoàn chỉnh, người ta có thể phối hợp giữa các vật liệu theo các cách sau đây:

  • Metal on Polyethylene là sự kết hợp giữa chỏm bằng kim loại và Cup làm bằng nhựa.
  • Metal on Metal là khớp háng nhân tạo có chỏm khớp và Cup đều bằng kim loại.
  • Ceramic on Ceramic được cấu tạo bởi chỏm khớp và Cup đều làm bằng sứ.
  • Ceramic on Polyethylene là sự phối hợp của chỏm bằng sứ và Cup làm bằng Polyethylene có liên kết cộng (Highly Cross-Linked Polyethylene).

Việc lựa chọn loại vật liệu nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, giá thành của khớp,... Đây là những vấn đề mà người bệnh cần thảo luận kĩ cùng bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

nhung-dieu-can-biet-ve-khop-hang-nhan-tao-2.jpg
Nguyên vật liệu làm các loại khớp háng nhân tạo

Các loại khớp háng nhân tạo hiện nay

Có hai cách phân loại khớp háng nhân tạo hiện nay, cụ thể:

Khớp háng nhân tạo toàn phần và bán phần

Thay khớp háng nhân tạo toàn phần là phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng gồm phần chỏm, phần ổ cối và phần chuôi bằng vật liệu nhân tạo. Thay khớp háng bán phần là chỉ thay phần chỏm xương đùi bằng chỏm Moore (loại chỏm có gắn với chuôi bằng kim loại và cắm vào trong lòng ống tủy xương).

Khớp háng nhân tạo bán phần lưỡng cực và sử dụng loại có chỏm bằng kim loại ở ngoài bao lấy một chỏm nhỏ ở phía trong. Chỏm nhỏ này gắn với chuôi để cắm vào ống tủy.

Khớp háng nhân tạo có xi măng (polymethylmethacrylate PMMA) và không có xi măng

Khớp háng nhân tạo có xi măng sẽ sử dụng xi măng để cố định phần khớp vào xương, sau phẫu thuật bệnh nhân có thể vận động sớm vì vậy có khả năng phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, một số nguyên nhân như sự bào mòn của khớp, lỏng khớp vì các khớp xi măng gắn không chặt, do các mảnh vụn bị rơi ra,... nên tuổi thọ của khớp nhân tạo có xi măng đạt trung bình từ 10 - 15 năm. Loại khớp này được khuyên dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân trẻ nhưng có tình trạng sức sức khỏe hoặc chất lượng xương kém, ít hoạt động nặng gây áp lực lớn lên khớp.

Khớp háng nhân tạo không xi măng là loại khớp gắn trực tiếp vào xương mà không cần xi măng, để xương có khả năng “mọc” vào trong bề mặt khớp nhân tạo tạo nên sự gắn kết. Vì vậy bề mặt của khớp thô ráp, có nhiều hốc nhỏ và được phủ lên những hợp chất kích thích mọc xương được gọi là HA (Hydroxyapatite). Để xương phát triển vào bề mặt khớp nhân tạo, bệnh nhân sau phẫu thuật chưa thể đi lại ngay mà phải dùng nạng đỡ hỗ trợ trong thời gian đầu. Loại khớp này được chỉ định cho bệnh nhân trẻ hơn, mức độ hoạt động cao, chất lượng xương còn tốt.

Ưu điểm của thay khớp háng nhân tạo và chỉ định

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo có rất nhiều ưu điểm:

  • Thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác được khớp cấn thay thế.
  • Ít gây tổn hại tới phần mềm cung quanh khớp.
  • Giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng cho bệnh nhân.
  • Giảm thiểu thời gian nằm viện.
  • Giảm đau trong và sau mổ.
  • Khớp sau khi thay vững chắc tạo điều kiện tốt cho người bệnh sớm trở lại với sinh hoạt bình thường.

Thay khớp háng nhân tạo được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Khớp háng thoái hóa và hư hỏng nặng nề, không thể hồi phục.
  • Đã điều trị đau khớp háng bằng nhiều phương pháp khác nhưng thất bại.
  • Đau khớp háng nghiêm trọng, cơn đau không thể kiểm soát khiến các hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng.
  • Hư toàn bộ phần khớp buộc phải thay chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu.
  • Bị cứng khớp, không thể nhấc chân hay đi lại.
nhung-dieu-can-biet-ve-khop-hang-nhan-tao-3.jpg
Những biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại khớp háng nhân tạo. Vì đây là một khớp chịu lực chính của cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt bình thường nên người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được phương pháp điều trị cũng như loại khớp phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm