Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe/
  4. Tin y dược

Tìm hiểu về thay khớp háng bán phần và toàn phần

Ngày 12/09/2023
Kích thước chữ

Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề thay khớp háng bán phần và toàn phần, cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần là một trong những phương pháp phẫu thuật chỉnh hình phổ biến hiện nay, khi đó phần khớp háng đã bị hư hỏng và tổn thương sẽ được thay thế bằng khớp háng nhân tạo, giúp hồi sinh sự vận động cho bệnh nhân.

Thay khớp háng bán phần và toàn phần là gì?

Phương pháp phẫu thuật thay khớp háng có 2 loại đó là thay khớp háng toàn phần và thay khớp háng bán phần. Cụ thể như sau:

Thay khớp háng toàn phần

Thay khớp háng toàn phần là một phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ đi phần chỏm xương đùi và thay thế vào đó bằng chỏm kim loại hoặc bằng sứ với cấu tạo có một chuôi cắm vào bên trong lòng tủy xương đùi. Sau đó, tiến hành nạo bỏ đi phần ổ cối đã bị hư để đặt vào đó một chén bằng kim loại hoặc bằng sứ, bên trong phần chén này có chứa chất polyethylene. Đây được gọi là khớp háng nhân tạo toàn phần, và nó là loại khớp háng có đầy đủ 2 phần bao gồm cả phần chỏm và phần ổ cối.

Tìm hiểu về thay khớp háng bán phần và toàn phần 1
Thay khớp háng bán phần và toàn phần là phương pháp phẫu thuật chỉnh hình phổ biến

Thay khớp háng bán phần

Thay khớp háng bán phần là một trong những thủ thuật chỉnh hình nhằm hỗ trợ điều trị cho một số trường hợp bị gãy cổ xương đùi. Kh đó, chỏm xương đùi sẽ được tiến hành cắt bỏ đi và thay thế vào đó bằng những bộ phận có chất liệu như kim loại, nhôm, titanium, cobalt hoặc chất liệu nhựa rất cứng,… Đây là phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định đối với các trường hợp bị gãy cổ xương đùi di lệch nhiều thường xảy ra ở người bệnh cao tuổi hoặc những bệnh nhân có điều kiện sức khỏe không đảm bảo để thực hiện các ca mổ kéo dài và phức tạp.

Khi nào thì bệnh nhân được chỉ định thay khớp háng?

Có rất nhiều bệnh lý gây ra sự tổn thương ở phần sụn khớp của chỏm xương đùi và sụn ổ cối, điểm hình như bệnh hoại tử ở chỏm xương đùi, viêm khớp dạng thấp, hoặc thoái hóa khớp háng,…

Trong khoảng thời gian đầu mắc bệnh, đa số người bệnh thường sẽ áp dụng một số biện pháp điều trị bảo tồn tạm thời như sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, giảm sức tì hoặc đè lên vùng khớp,… tùy theo mức độ và mỗi loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp sẽ được tiến hành xem xét xem có nên thực hiện phương pháp phẫu thuật thay khớp háng này hay không, đó là:

  • Người bệnh có biểu hiện đau nhức kéo dài mặc dù đã được điều trị bảo tồn tích cực, cơn đau gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
  • Người bệnh bị đau nhức và khó khăn trong việc đi lại, đặc biệt là việc đi lên hoặc đi xuống cầu thang không dễ dàng.
Tìm hiểu về thay khớp háng bán phần và toàn phần 2
Bạn nên đi kiểm tra nếu thấy hiện tượng đau nhức phần đùi kéo dài

Bên cạnh đó, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thường được áp dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý gây tổn thương nặng tới khớp háng như:

  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Viêm mủ khớp háng hoặc cốt tủy viêm;
  • Bệnh hoại tử chỏm xương đùi;
  • Bệnh thoái hoá khớp háng;
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp;
  • Bị gãy cổ xương đùi;
  • Các rối loạn khớp háng di truyền;
  • Bệnh u xương.

Một số vấn đề có thể gặp phải sau khi phẫu thuật khớp háng

Sau khi làm phẫu thuật xong, bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý theo yêu cầu của bác sĩ, tuy nhiên bạn vẫn có thể gặp một số vấn đề như sau:

  • Nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân sau khi phẫu thuật thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần. Điều này có các biểu hiện như đau, sưng đỏ ở chân nhưng không phải do vết mổ, sờ hoặc chạm vào bắp chân cũng cảm thấy đau,...
  • Nguy cơ cục máu đông có thể di chuyển tới phổi. Nếu bạn có các dấu hiệu như cảm thấy khó thở và các cơn đau tức ngực đột ngột kèm hiện tượng ho, bạn nên tìm sự hỗ trợ của bác sĩ ngay.
  • Có khả năng bị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần và toàn phần. Tình trạng này còn được gọi là nhiễm trùng vết mổ. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn có thể là cảm thấy lạnh run, sốt kéo dài và có dịch chảy ra từ vết thương khớp háng,...
Tìm hiểu về thay khớp háng bán phần và toàn phần 3
Sau phẫu thuật có khả năng hình thành cục máu đông nếu không nghỉ ngơi hợp lý

Một số cách bảo vệ khớp háng nhân tạo sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật thay khớp háng bán phần và toàn phần, dù là trường hợp nào thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ và giúp kéo dài tuổi thọ của khớp háng nhân tạo:

  • Thường xuyên tham gia vào các buổi tập luyện nhẹ nhàng và nên duy trì chế độ luyện tập này để giúp nâng cao sức mạnh và sự vận động của khớp háng mới.
  • Chú ý thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cần cẩn thận phòng tránh việc bị té ngã và gây tổn thương cho khớp háng. Nếu như không may bị gãy xương chân, bạn có thể cần phải tiến hành kiểm tra và phẫu thuật lại.
  • Thông báo cho bác sĩ biết bạn đã có tiền sử thực hiện phẫu thuật thay khớp háng trước đây để được cân nhắc thực hiện các phương pháp thăm khám sức khỏe phù hợp cho tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Tái khám định kỳ với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để thăm khám và chụp X-quang ngay cả khi khớp háng đã hoạt động ổn định.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải thích cho bạn về thay khớp háng bán phần và toàn phần và cách bảo vệ khớp háng sau khi phẫu thuật. Hy vọng đây là một bài viết hữu ích dành cho bạn, hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để theo dõi thêm các thông tin khác nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm