Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Chẩn đoán mạch học trong Đông y là một kỹ thuật đỉnh cao giúp đáng giá tình trạng sức khỏe tổng quát nói chung và những rối loạn của phủ tạng bên trong cơ thể nói riêng. Vậy bạn hiểu gì về kỹ thuật chẩn mạch và các loại mạch trong Đông y? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin hơn nữa nhé.
Chẩn mạch là một trong những bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh của y học cổ truyền. Vậy tác dụng của bắt mạch là gì? Đâu là các loại mạch trong Đông y? Phương pháp bắt mạch Đông y được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc trên.
Mạch được định nghĩa là khí huyết của con người ký ngụ trong hơi thở và biểu hiện ra ở hai tay. Bắt mạch Đông y là một trong những bước cơ bản và vô cùng quan trọng đối với người thầy thuốc trong y học cổ truyền. Kỹ thuật này giúp thầy thuốc đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát và cả những rối loạn ở tạng phủ bên trong cơ thể của người bệnh.
Mạch bình thường là khi mạch không trầm, không phù, không trì, không sắc và đi hoà hoãn đều đặn. Khi mắc bệnh, mạch sẽ có những thay đổi nhất định tùy thuộc vào khí huyết thịnh suy cũng như hàn nhiệt của người bệnh.
Trong một số tình trạng bệnh cụ thể dưới đây, mạch sẽ có những đặc điểm sau:
Trên thực tế, tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi tác giả cũng như các trường phái mà có rất nhiều cách phân chia các loại mạch trong Đông y. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ trình bày cách phân chia mạch theo các trường phái lớn.
Dưới đây là các loại mạch trong Đông y mà bạn có thể tham khảo:
Để có thể chẩn bệnh một cách chính xác thì chẩn mạch là một trong những bước vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua. Trong Đông y, chẩn mạch được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị người bệnh là bước đầu tiên của quy trình chẩn mạch trong Đông y. Dặn người bệnh cần nằm trong phòng yên tĩnh, hai tay để xuôi đồng thời lòng bàn tay ngửa lên trên để mạch không bị ép. Đặc biệt, người bệnh cần thanh thản, tránh lo lắng, căng thẳng bởi điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến mạch tượng.
Vị trí bắt mạch được gọi là thốn khẩu, nằm ở cổ tay người bệnh, tại vị trí động mạch quay đi qua. Đoạn động mạch quay đi qua cổ tay được chia làm 3 bộ bao gồm bộ thốn nằm trên bộ quan, bộ xích nằm dưới bộ quan và bộ quan ở ngay mỏm trâm trụ.
Lúc này, bác sĩ cần giữ tâm lý thoải mái, tập trung, tránh phân tán tư tưởng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt ngón tay giữa vào bộ quan sau đó đặt ngón tay trỏ vào bộ thốn và sau cùng là đặt ngón nhẫn vào bộ xích. Thông thường, 3 ngón tay đặt vừa khít nhau, song đối với người bệnh quá cao thì đặt 3 ngón tay ra xa nhau một chút.
Có hai cách bắt mạch, cụ thể:
Trên thực tế, các bác sĩ y học cổ truyền thường kết hợp hai cách bắt mạch này, tổng khán trước sau đó là vi khán.
Khi bắt mạch, để có thể xem xét tỉ mỉ, các bác sĩ y học cổ truyền cần dùng lực các ngón tay khác nhau. Khi ngón tay đặt nhẹ gọi là khinh án, dùng lực ấn sâu gọi là trọng án và khi ngón tay hơi dùng lực thì gọi là trung án.
Để việc chẩn mạch được chính xác, khi thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về các loại mạch trong Đông y và phương pháp bắt mạch mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này. Chúc bạn sẽ có thật nhiều sức khoẻ và cảm ơn bạn đã luôn dõi theo cũng như ủng hộ Nhà thuốc Long Châu trong suốt thời gian qua.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.