Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ thống miễn dịch luôn hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể. Khi có một sai sót nào đó xảy ra, thì cơ thể sẽ bị dị ứng. Cơ chế gây dị ứng chính là tình trạng hệ thống miễn dịch cơ thể để xảy ra sai sót.
Bệnh dị ứng cơ địa (hay còn gọi là quá mẫn) là một dạng phản ứng có hại của hệ thống miễn dịch đối với các tác nhân từ môi trường sống như bụi nhà, phấn hoa, lông thú cưng, thức ăn, nấm mốc, hóa chất, thuốc, nọc côn trùng… còn được gọi là các dị nguyên.
Sự kết hợp giữa kháng thể dị ứng với các dị nguyên thay vì bảo vệ cơ thể thì chúng lại khởi phát các bệnh lý dị ứng mà chúng ta vẫn quen thuộc như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, mày đay, sốc phản vệ, …
Các dị nguyên có thể xâm nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như đường thở, ăn uống, qua da, niêm mạc… gây nên cơ chế gây bệnh dị ứng
Nguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng còn chưa được biết chính xác nhưng được cho là do sự kết hợp của các yếu tố chủ thể (như tuổi, giới, chủng tộc, di truyền) với yếu tố môi trường.
Một số nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy, trẻ em, đặc biệt là trẻ nam, có nguy cơ bị mắc các bệnh dị ứng cao hơn so với người lớn.
Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến việc gây ra tình trạng dị ứng là nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh trong giai đoạn đầu đời; ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm giun, sán, kí sinh trùng và sự thay đổi chế độ ăn.
Những trẻ em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh dị ứng hơn so với những trẻ không được bú sữa mẹ nên hãy tích cực nuôi con bằng sữa mẹ nhé.
Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện tức thì trong vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc cũng có thể xuất hiện muộn sau vài ngày, thậm chí vài tuần sau đó.
Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi người phụ thuộc vào mức độ mẫn cảm của cơ thể hay loại bệnh dị ứng mà người đó mắc cũng như số lượng và cách tiếp xúc của dị nguyên gây bệnh.
Có 3 vấn đề cơ bản trong chống lại cơ chế gây bệnh dị ứng đó chính là: sử dụng các thuốc chống dị ứng để giảm triệu chứng, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh và điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu khi xác định được tác nhân gây dị ứng.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên là cách chữa dị ứng đơn giản và hiệu quả nhất để điều trị các bệnh dị ứng nhưng thường rất khó thực hiện trong thực tế. Bởi bạn chỉ có thể điều khiển được môi trường ở nhà, cơ quan còn ở những nơi công cộng thực sự việc này rất khó. Đặc biệt việc loại bỏ hoàn toàn các dị nguyên vi thể trong không khí như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng,... gần như là không thể.
Nhưng giảm được số lượng các dị nguyên tiếp xúc trong môi trường sống và làm việc cũng có thể giúp giảm hiện tượng cơ chế gây bệnh dị ứng.
Vốn dĩ dị ứng sẽ tồn tại suốt đời trong cơ thể nhưng các triệu chứng lại có thể thay đổi theo thời gian. Cơ chế gây bệnh dị ứng thường khởi phát ở trẻ nhỏ, ổn định dần ở tuổi dậy thì và có thể tái phát lại sau đó.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.