Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mọc răng khôn hầu hết đều khiến chúng ta đau đớn, khó chịu, nhất là khi chiếc răng này mọc lệch, không đối xứng với hàm đối diện. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm để giúp người bệnh giảm đau, tránh biến chứng do trên thực tế sự xuất hiện của răng khôn cũng không mang lại lợi ích gì.
Răng khôn, còn gọi là răng hàm số 8, là những chiếc răng mọc cuối cùng ở mỗi người và thường mọc khi bước vào tuổi trưởng thành, trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp phải nhổ răng khôn mọc lệch để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sự an toàn của các răng lân cận.
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng và nằm ở phần trong cùng của hàm. Chúng có thể phát triển theo nhiều cách khác nhau như mọc thẳng, mọc nghiêng, mọc lệch, mọc ngang hoặc mọc ngầm dưới nướu. Răng khôn nếu mọc thẳng sẽ ít gây đau đớn và khó chịu, tuy nhiên hầu hết răng khôn đều không mọc thẳng.
Nguyên nhân là do răng mọc cuối cùng ở hàm, vùng trống cho răng mọc còn lại khá hạn chế nên răng không còn đủ chỗ để mọc thẳng, phải lấn sang các răng khác khiến răng dễ mọc vẹo hoặc mọc ngược.
Thời điểm mọc răng khôn là ở tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã ổn định và không còn phát triển nữa, xương có độ cứng cao nên răng khôn mọc thường thiếu không gian để phát triển bình thường. Đó là lý do vì sao răng khôn mọc lệch lạc rất phổ biến. Độ lệch của mỗi người và mỗi chiếc răng là khác nhau.
Trong hầu hết các trường hợp, răng khôn hàm trên có thể nhổ được, trong khi răng khôn hàm dưới thường khó nhổ hơn. Răng khôn mọc lệch gây đau đớn nhiều, ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây ra các bệnh lý về răng miệng nên cần nhổ bỏ. Trước đó, bác sĩ sẽ khám và chụp X-quang để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng.
Nếu có răng khôn mọc lệch, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định tình trạng răng cũng như cấu trúc răng, hàm xung quanh để cân nhắc nhổ bỏ hoặc điều trị thích hợp.
So với răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm gây đau nhiều hơn và cần phải nhổ bỏ. Những chiếc răng này còn được gọi là răng hàm thứ ba hoặc răng khôn bọc nướu. Nguyên nhân răng khôn mọc ngầm cũng là do diện tích xương hàm không đủ cho răng mọc.
Tình trạng răng khôn này gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu trong thời gian dài, kể cả khi không nhai, nuốt và còn liên quan đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Với sự phát triển của y học hiện đại, việc nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hiện nay khá dễ dàng và an toàn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm để giảm đau và phục hồi sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện nhổ răng.
Khi không còn đủ chỗ để mọc, răng khôn mọc lệch sẽ gây đau đớn hoặc khó chịu. Nếu chỉ một phần nhô lên và bị hư hại thì nhiều răng lân cận khác cũng sẽ bị hư hại khi không được vệ sinh đúng cách.
Răng khôn mọc lệch cũng có thể mọc chen chúc và xô đẩy các răng kế cận, gây đau nhức. Nguy hiểm hơn là răng khôn mọc ngầm hoặc bị nướu che mất rồi đâm vào chiếc răng thứ 7 bên cạnh. Hậu quả của răng khôn mọc ngầm là gây nhiễm trùng, cứng hàm, sưng tấy, đau nhức,…
Vì vậy, răng khôn mọc ngầm thường được các bác sĩ khuyên nên nhổ bỏ để tránh nhiễm trùng, tiêu xương ổ răng các răng liền kề, làm tổn thương các răng kế cận và tạo thành nang răng ở xương hàm.
Răng khôn gây ra nhiều vấn đề và không thực sự hữu ích. Đặc biệt khi có một chiếc răng khôn ở hàm dưới đã bị nhổ đi hoặc bị chèn ép không thể mọc được khiến chiếc răng khôn tương ứng ở hàm trên không còn răng cắn đối diện. Vì vậy, răng khôn hàm trên sẽ có xu hướng di chuyển để tìm đến chiếc răng liên quan với nó.
Mặc dù có những trường hợp răng khôn hàm trên mọc lệch và không gây ra những hậu quả nghiêm trọng (như đau nhức hay các ảnh hưởng khác đến răng) so với sự bất thường của răng khôn hàm dưới nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên chủ quan và bỏ qua.
Khi răng khôn hàm trên mọc lệch, chúng có xu hướng mọc lệch về phía má và ra sau do xương hàm không còn đủ chỗ cho răng mọc. Vì vậy, khi ăn hoặc nhai, bệnh nhân thường cắn vào má, thức ăn thường mắc vào răng, rất khó làm sạch và nếu để lâu sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Độ khó của việc nhổ răng răng khôn mọc lệch phụ thuộc vào vị trí và hình dạng của chân răng. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể với bạn về mức độ khó khăn sau khi chụp X-quang để xác định.
Thông thường, răng khôn hàm trên dễ nhổ hơn răng khôn hàm dưới. Sau khi nhổ răng khôn, miệng sẽ bị sưng vài ngày nhưng vùng nhổ sẽ sớm lành lại và không khác gì khuôn mặt trước đó.
Ngoài ra, để giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chuyên môn cao đóng vai trò quyết định đến sự thành công của ca nhổ răng khôn.
Trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể, chụp X-quang toàn bộ răng để kiểm tra vị trí chân răng, chẩn đoán chính xác hướng phát triển, vị trí chân răng, xương hàm xung quanh răng khôn.
Nếu răng có dấu hiệu sưng, đỏ hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm cơ bản như huyết áp, tốc độ đông máu,...
Đối với những người có sức khỏe không tốt, mắc các bệnh tim mạch hoặc về máu, các bác sĩ khuyên không nên nhổ răng khôn.
Tóm lại, mọc răng khôn khi đã trưởng thành là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của răng khôn thường kèm theo những ảnh hưởng đối với sức khỏe nếu chúng mọc lệch, mọc ngầm. Do đó, khi mọc răng khôn, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn về hướng xử lý phù hợp.
Xem thêm: Nhổ răng khôn mấy ngày cắt chỉ?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.