Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em

Ngày 17/03/2022
Kích thước chữ

Suy hô hấp cấp ở trẻ em là tình trạng phổi không còn đảm nhiệm được vai trò của mình làm thiếu hụt oxy và tăng CO2 trong máu gây ra nhiều biến chứng cho cơ quan não bộ, sau đó còn ảnh hưởng đến tim, mạch, sự tích tụ CO2 trong máu tăng lên, hậu quả là gây ra toan hô hấp.

Đây là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu bệnh nên cho đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em gồm nhiều yếu tố như:

  • Trẻ mắc các bệnh viêm phổi, xơ phổi, viêm phổi cấp, viêm màng não hay các bệnh liên quan đến tim mạch, hoặc hen suyễn.
  • Trẻ bị hóc dị vật.
  • Trẻ bị bại liệt, rắn hổ cắn, hội chứng Guillain- Barre.

Triệu chứng suy hô hấp cấp ở trẻ em

Khó thở, thở nhanh, thở gấp

Khi trẻ thiếu oxy hay tăng CO2 trong máu sẽ gây ra tình trạng khó thở, thở nhanh, thở gấp, nhịp thở của bé có thể tăng hoặc giảm chu kỳ, có thể tăng đến 25 chu kỳ/ phút hoặc giảm xuống dưới 12 chu kỳ/ phút, khi xảy ra tình trạng này thì phải cho bé thở máy ngay lập tức vì để kéo dài sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Toàn thân tím tái

Dấu hiệu xuất hiện trước tiên là môi và các đầu chi tím tái chứ không tím tái toàn thân, riêng các đầu chi vẫn còn ấm. Không chuyển qua xanh tím nếu thiếu máu, một số trường hợp còn chuyển qua đỏ tía, toát mồ hôi kèm với xuất hiện dấu hiệu ngón tay dùi trống.

Rối loạn tim mạch

Nhịp tim rối loạn.

Huyết áp tăng hoặc giảm.

Ngưng tim.

Huyết áp tăng hoặc giảm và ngưng tim là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, cần phải xử lý trong thời gian vàng nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

Những điều cần biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em 1

Rối loạn tim mạch là một trong những triệu chứng của bệnh suy hô hấp

Rối loạn thần kinh và ý thức

Khi lượng oxy tụt dốc và lượng CO2 trong máu tăng lên thì não là nơi hứng chịu hậu quả trước tiên. Trẻ rối loạn thần kinh có các biểu hiện như co giật, mất tự chủ và trẻ hay lờ đờ, hôn mê, không kiểm soát được hành vi của mình.

Các triệu chứng khác

Viêm phế quản ở vùng sâu phổi: Triệu chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân bị suy hô hấp nằm lâu, không thường xuyên thay đổi tư thế.

Tràn khí màng phổi: Có thể xảy ra khi trẻ đang thở máy hoặc sau khi đặt catheter dưới đòn.

Liệt màn hầu: Trẻ thở khó khăn do đờm và dịch vị đọng lại ở cổ, trẻ cũng mất đi phản xạ nuốt.

Liệt cơ gian sườn: Khi trẻ hít vào thì lồng ngực bị xẹp.

Liệt hô hấp gây xẹp phổi: Gây khó thở, tức ngực, đau ngực và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy hô hấp cấp

Theo các bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm thì căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời thì về lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, là sát thủ thầm lặng có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào. Nếu không điều trị tích cực thì sẽ gây ra nhiều biến chứng:

  • Máu bị nhiễm trùng, hình thành khối huyết, hạ huyết áp, hạ chỉ số đường máu.
  • Gây ra chảy máu ở phổi, viêm phổi mãn tính.
  • Xuất huyết não.
  • Suy giảm thị lực, trẻ chậm phát triển.
  • Hoại tử đường ruột.
  • Tim ngừng đập dẫn đến tử vong.
  • Những điều cần biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em 2

    Xuất huyết não là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh suy hô hấp cấp

Điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em

Căn bệnh nguy hiểm này được chia thành 2 mức độ 

Nhẹ: Cho trẻ uống thuốc theo phác đồ điều trị.

Nặng: Phải cho trẻ nhập viện để các bác sĩ theo dõi và điều trị, song song với đó là dùng thuốc đặc trị bệnh.

Quá trình điều trị

Trước khi điều trị phải tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng như khám tim, phổi, hô hấp,chụp phổi và xét nghiệm khí SaO2, PaO2, PaCO2, siêu âm tim,...

Trong quá trình điều trị thì phải làm lưu thông khí tốt cung cấp oxy giúp ổn định, cân bằng lượng oxy và CO2 trong máu.

Sau khi cơ thể trẻ phục hồi thì tăng cường dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng giúp nhanh chóng phục hồi các chức năng của hệ hô hấp.

Những điều cần biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em 3

Tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có phác đồ điều trị phù hợp với trẻ

Chăm sóc trẻ em bị suy hô hấp cấp

Các bậc cha mẹ nên lưu tâm vấn đề chăm sóc trẻ bị suy hô hấp cấp để trẻ nhanh chóng phục hồi hiệu quả. Một số vấn đề cần lưu ý như:

  • Hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ suy hô hấp bị sốt thì nên cha mẹ phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để có phương án điều trị phù hợp. Nếu trẻ sốt từ 37,5 đến 38,5 độ thì có thể lau mát, chườm khăn cho trẻ. Còn trên 38,5 độ thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo cân nặng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Vệ sinh mũi miệng: Trẻ suy hô hấp cấp rất khó thở nếu có chảy mũi hoặc nghẹt mũi, nên cha mẹ hãy giúp trẻ vệ sinh, thông đường mũi cho trẻ bằng các dụng cụ hút rửa mũi chuyên dùng.
  • Xuất đờm ra ngoài: Nếu trẻ ho có đờm thì nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc áp dụng các bài thuốc theo phương pháp dân gian như chưng tắc, chưng húng chanh,... hoặc có thể cho trẻ uống các loại siro.
  • Thực đơn dành cho trẻ bị bệnh: Dinh dưỡng rất quan trọng cho trẻ, đặc biệt là trẻ đang mắc bệnh. Cha mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên, đa dạng và phong phú thực đơn mỗi bữa giúp trẻ ngon miệng. Đây là một trong những cách rất hữu hiệu trong quá trình điều trị bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ em.
  • Vệ sinh phòng của trẻ, cơ thể trẻ: Thường xuyên giặt giũ chăn màn, hút bụi, khử khuẩn phòng của bé, quần áo phải thay thường xuyên, dụng cụ dành riêng cho bé phải tiệt trùng cẩn thận để tránh lây nhiễm.

Những điều cần biết về suy hô hấp cấp ở trẻ em 4

Thực đơn đa dạng, phong phú giúp trẻ tăng sức đề kháng để chiến đấu với bệnh tật

Với những thông tin được Nhà Thuốc Long Châu tổng hợp và chia sẻ, hy vọng sẽ giúp giải đáp một phần nào những nghi vấn về căn bệnh nguy hiểm này, mong các bậc cha mẹ tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp để các bé luôn khỏe mạnh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp
 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm