1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh lao phổi có lây không? Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi

19/06/2025
Kích thước chữ

Bệnh lao phổi có lây không là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Lao phổi là một căn bệnh hô hấp nguy hiểm. Một số ý kiến cho rằng vi khuẩn lao phổi tồn tại trong cơ thể mỗi người và ai cũng có nguy cơ mắc lao phổi. Để giải đáp câu hỏi liệu lao phổi có thể lây hay không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh lao phổi qua bài viết sau đây nhé!

Vi khuẩn lao phổi có thể lan truyền từ máu, bạch huyết đến các cơ quan nội tạng khác của cơ thể trong cơ thể như xương, gan, thận, hạch bạch huyết,... và gây bệnh tại các cơ quan đó. Tuy vậy, bệnh lao phổi có lây không vẫn là thắc mắc chung của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu thêm về lao phổi và những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh lao phổi có lây không?

Câu trả lời cho câu hỏi bệnh lao phổi có lây không là có. Bệnh lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cách ly hiệu quả. Nguồn gây bệnh chủ yếu là từ người nhiễm bệnh, thông qua các hoạt động hô hấp như hắt hơi, ho, khạc,... Con đường lây truyền dễ nhất và phổ biến nhất của bệnh lao phổi là đường hô hấp. Đối với người có hệ miễn dịch kém, chỉ cần hít hoặc tiếp xúc với vi khuẩn lao là đã có nguy cơ mắc bệnh. Lượng vi khuẩn lao từ một người bệnh phát tán ra không khí có thể lây sang cho từ 10 - 15 người khác. Bệnh lao phổi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh lao phổi có lây không? Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi 1
Câu trả lời cho câu hỏi bệnh lao phổi có lây không là có

Một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho lao phổi lan truyền một cách dễ dàng hơn bao gồm suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý mạn tính, nghiện rượu bia thuốc lá, mắc HIV, sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ,... Những người này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc vi khuẩn lao sẽ dễ dàng mắc lao phổi.

Con đường lây truyền của bệnh lao phổi

Sau khi giải đáp thắc mắc liệu bệnh lao phổi có lây không, hãy cùng tìm hiểu thêm về những con đường lây truyền của căn bệnh này. Vi khuẩn lao có thể lây truyền qua một số con đường như sau:

Lây qua đường hô hấp

Đường hô hấp là con đường lây nhiễm nhanh và dễ dàng nhất để lây lao phổi từ người bệnh sang người khác. Bệnh lao phổi có thể lây nhiễm thông qua việc trò chuyện hoặc tiếp xúc với người bệnh lao phổi trong quá trình người bệnh hô hấp, ho, hắt hơi, khạc, xì mũi,... Vi khuẩn lao phổi sẽ bị phát tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể rất nhanh, hình thành và phát triển bệnh ở người khác.

Bệnh lao phổi có lây không? Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi 2
Bệnh lao phổi có thể lây nhiễm thông qua việc trò chuyện hoặc tiếp xúc với người bệnh

Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp

Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết thương hở trên da khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hoặc tổn thương của người bệnh. Vì vậy, những người có vết thương ngoài da cần đặc biệt tránh tiếp xúc trực tiếp với người mắc lao phổi, nhất là khi người bệnh đang trong giai đoạn lây truyền.

Lây qua đường sinh hoạt

Sinh hoạt chung với người mắc lao phổi, đặc biệt khi dùng chung khăn mặt, bát đũa, đồ dùng cá nhân,... có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm vi khuẩn lao, nhất là trong môi trường không đảm bảo vệ sinh hoặc không thông thoáng. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa (ví dụ: Không dùng chung đồ dùng cá nhân, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông gió tốt) và điều trị sớm cho người bệnh sẽ góp phần hạn chế lây lan trong cộng đồng và gia đình.

Lây từ mẹ sang con

Lao phổi có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sau sinh, khi trẻ tiếp xúc gần với mẹ mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp trẻ em mắc lao phổi đều do lây từ mẹ. Người mẹ khi mắc bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cho trẻ, bao gồm sử dụng khẩu trang, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng.

Lây qua đường tình dục

Trong một số trường hợp, vi khuẩn lao có thể lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục, đặc biệt thông qua hành vi hôn sâu hoặc tiếp xúc gần, khi nước bọt của người bệnh chứa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh. Dù đây không phải là con đường lây chính, nhưng vẫn cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Bệnh lao phổi có lây không? Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi 3
Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt như bát đũa với người bệnh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi

Vi khuẩn gây bệnh lao phổi có khả năng tồn tại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Chúng có thể sống sót trong nhiều tuần ở nơi ẩm ướt, tối tăm và đặc biệt có khả năng kháng cồn. Vi khuẩn lao dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do tia cực tím làm mất khả năng gây bệnh. Ngoài ra, chúng bị bất hoạt khi đun sôi ở nhiệt độ 100°C trong khoảng 5 phút.

Để phòng ngừa lao phổi, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh lao hoặc khi đến nơi đông người nhằm giảm nguy cơ hít phải vi khuẩn gây bệnh.
  • Giữ môi trường sống thông thoáng, đảm bảo nhà cửa có đủ ánh sáng tự nhiên và luồng gió lưu thông tốt. Điều này giúp hạn chế điều kiện phát triển của vi khuẩn lao.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất, nghỉ ngơi hợp lý. Một cơ thể khỏe mạnh chính là hàng rào tự nhiên phòng chống lao phổi hiệu quả.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng và làm việc quá sức.
  • Tiêm chủng đầy đủ, bao gồm vắc xin BCG phòng lao cho trẻ em, vắc xin phòng các bệnh hô hấp khác như ho gà, cúm mùa, phế cầu khuẩn.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không khạc nhổ bừa bãi, không dùng chung các đồ dùng sinh hoạt như ly, cốc, bàn chải đánh răng để hạn chế nguy cơ lây truyền.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có nguy cơ cao (sống cùng người bệnh lao, làm việc trong môi trường y tế, khu vực đông đúc) để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.
Bệnh lao phổi có lây không? Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi 4
Để phòng ngừa lao phổi, hãy đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và khi đi ra ngoài

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lao phổi và giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh lao phổi có lây không. Lao phổi là một căn bệnh dễ lây lan và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy vậy, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu bạn hoặc những người xung quanh phát hiện những biểu hiện bất thường như ho ra máu, ho nhiều, sốt về chiều,... Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ sớm nhất có thể để được thăm khám và điều trị hợp lý bạn nhé!

Tiêm vắc xin phòng bệnh lao phổi là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể hình thành miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng do vi khuẩn lao gây ra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là điểm đến đáng tin cậy với dịch vụ tiêm chủng an toàn, chuyên nghiệp, sử dụng nguồn vắc xin chính hãng được bảo quản theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Khách hàng khi tiêm tại đây được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn, theo dõi chặt chẽ sau tiêm và tận hưởng không gian tiêm chủng hiện đại, tiện nghi. Để đặt lịch hẹn và được hỗ trợ nhanh chóng, vui lòng liên hệ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline miễn phí 18006928.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin