Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về viêm VA cấp ở trẻ?

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ

Trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ bị viêm VA. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh viêm VA cấp ở trẻ.

VA là một trong những bộ phận ở trong vòm họng rất dễ bị tổn thương của cơ thể. Một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến VA đó là viêm VA cấp. Viêm VA cấp có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nhau khiến cho người bị viêm VA cấp đau đớn, gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt. Trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ bị viêm VA. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh viêm VA ở trẻ thông qua bài viết này.

VA và viêm VA cấp là gì?

VA thực chất là một tổ chức có chứa rất nhiều các tế bào bạch cầu, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là khu vực hệ hô hấp trên. VA nằm ở giữa đường thở, khi không khí được hít vào sẽ đi qua mũi, qua VA rồi mới vào tới phổi. VA chính là bộ phận có khả năng nhận diện các loại vi khuẩn có trong không khí, sau đó tạo ra các kháng thể để tiêu diệt chúng. Từ đó hạn chế việc mắc các bệnh về viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra thông qua đường thở ở con người.

Mặc dù có khả năng tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn, tuy nhiên, VA cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi ở độ tuổi này VA của các bé chưa được phát triển hoàn thiện và chưa có khả năng kháng vi khuẩn tốt.

Những điều cần biết về viêm VA cấp ở trẻ? 1 Viêm VA là căn bệnh khá thường gặp

Viêm VA cấp tính là tình trạng viêm VA nặng nhất mà người bệnh có thể gặp phải. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm VA cấp tính mà các bạn có thể tham khảo để phát hiện bệnh sớm nhất:

  • Đột ngột sốt cao: Những bệnh nhân bị viêm VA cấp tính thường bị sốt cao một cách đột ngột, có thể lên tới 40 đến 41 độ C
  • Thanh quản bị co thắt: Viêm VA cấp có thể gây ra tình trạng co giật, co thắt thanh quản, đau tai.
  • Ngạt mũi: Viêm VA ở trẻ cũng có thể gây nên tình trạng ngạt mũi và chảy nước mũi ở cả hai bên. Nước mũi có thể trong, nhầy và chuyển dần sang dạng đặc thậm chí có màu trắng đục và có số lượng nhiều, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
  • Mũi có mủ và nhầy: Trẻ bị viêm VA cũng có thể có mủ và nhầy ở mũi. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc hít thở của các bé cũng như việc khám vòm họng của các bác sĩ.
  • Đau họng: Một số trẻ bị viêm VA cấp có thể bị đau, sưng đỏ ở vòm họng, thậm chí trong họng có thể có một lớp nhầy trắng và vàng phủ lên trên niêm mạc thành họng.

Nguyên nhân gây viêm VA cấp ở trẻ

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm VA cấp ở cả người lớn và trẻ nhỏ đó là do VA bị tiếp xúc với các vi khuẩn, virus rồi dẫn tới viêm. Mặc dù VA có khả năng kháng thể nhưng vẫn có nhiều lý do bên ngoài có thể khiến cho sức đề kháng của VA bị suy giảm. Từ đó các virus, vi khuẩn sẽ xâm nhập và cư trú, sinh sôi nảy nở rồi dẫn đến tình trạng viêm VA. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng viêm VA cấp ở trẻ.

Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản mà các bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về căn bệnh viêm VA cấp, từ đó có các phương pháp phòng ngừa hiệu quả:

Những điều cần biết về viêm VA cấp ở trẻ? 2 Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên viêm VA cấp
  • Cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc có thói quen ăn, uống các thực phẩm quá lạnh. 
  • Do sự tấn công của các virus và vi khuẩn có sẵn trong mũi, họng.
  • Do biến chứng sau khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, ho gà, sởi, cúm,… 
  • Do môi trường sống bị ô nhiễm do khói thuốc lá, khói bụi…

Cách điều trị viêm VA cấp

Thực tế viêm VA cấp hoàn toàn không phải căn bệnh quá nguy hiểm vì vậy các bậc cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau được áp dụng để điều trị viêm VA cấp. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân và các bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình và phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên có thể kể tới một số phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay như sau:

Những điều cần biết về viêm VA cấp ở trẻ? 3 Viêm VA có thể được điều trị dứt điểm
  • Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa có lẽ là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất. Với phương pháp điều trị nội khoa người bệnh chỉ cần giữ gìn vệ sinh mũi và họng thường xuyên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối loãng. Điều này sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn còn tồn tại ở trong vòm họng, từ đó cải thiện tình trạng viêm VA cấp. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thêm kháng sinh và kháng viêm để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị và hồi phục của cơ thể.
  • Điều trị ngoại khoa: Với phương pháp điều trị ngoại khoa các bệnh nhân sẽ được bác sĩ nạo VA. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp được áp dụng phổ biến mà chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân đã bị viêm VA tái đi tái lại rất nhiều lần trong thời gian dài và có nguy cơ gặp phải các biến chứng khác.

Viêm VA cấp là một trong những căn bệnh khá thường gặp. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như một số nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Thu Hòa

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin