Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường gặp phải những tai nạn ngoài ý muốn tạo ra những vết thương hở và chảy máu. Các vết thương hở và chảy nhiều máu thường rất nguy hiểm nếu như xảy ra ở một số cơ quan quan trọng trên cơ thể. Vì vậy chúng ta cần biết sơ cứu cầm máu để giảm được sự nguy hiểm cho người bị nạn.
Những vết thương nhỏ chảy máu ít sẽ không gây nguy hiểm, tuy nhiên các vết thương sâu và nặng gây chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu cầm máu kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng vết thương và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bị nạn. Khi gặp nạn nhân bị thương và chảy máu chúng ta cần phải có đầy đủ kiến thức để có thể giúp người bị nạn. Chúng ta cần sơ cứu cho người bị nạn đúng cách và an toàn để tránh nhiễm trùng vết thương và mất máu quá nhiều. Vì vậy nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ cho bạn cách để sơ cứu đúng nhất. Mời bạn cùng tham khảo.
Việc sơ cứu giúp cầm máu cho vết thương vô cùng quan trọng, nó giúp vết thương của nạn nhân mau lành và tránh được tình trạng nhiễm trùng vết thương. Có hai loại vết thương cần được sơ cứu là: Vết thương kín và vết thương hở. Đối với vết thương kín thì thường xảy ra do té ngã hoặc do bị thương bởi một vật sắt bén. Theo quan sát bên ngoài thì vết thương kín sẽ không bị xước da bên ngoài. Vết thương kín sẽ bị tổn hại các mô bên dưới gây sưng ở vùng bị thương và chảy máu.
Còn đối với vết thương hở xảy ra do tai nạn giao thông, do va chạm hoặc những tai nạn ngoài ý muốn trong sinh hoạt hằng ngày... thường sẽ trầy xước, rách da, tổn thương phần bề mặt da và vết thương hở thường chảy máu nhiều và liên tục vì vậy cần sơ cứu để cầm máu ngay khi bị thương để tránh tình trạng mất máu quá nhiều và gây nhiễm trùng vết thương.
Bạn cần xem xét tình trạng của nạn nhân và xác định những vùng bị thương trên cơ thể nạn nhân. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương người bị nạn để dễ dàng sơ cứu nhanh chóng nhất. Đánh giá hiện trường nơi xảy ra tai nạn để đảm bảo độ an toàn cho nạn nhân và bạn khi bạn tiến hành sơ cứu. Kiểm tra tình trạng của nạn nhân, nếu nạn nhân trong tình trạng không tỉnh táo thì tiến hành kiểm tra nhịp tim và mạch đập.
Trước khi tiến hành sơ cứu cầm máu cho nạn nhân bạn cần nên sát khuẩn tay để đảm bảo sự an toàn cho vết thương của người bị nạn. Sát khuẩn tay sẽ không làm nhiễm trùng vết thương của nạn nhân. Và tiến hành làm sạch vết thương cho nạn nhân để tránh nhiễm trùng và xác định được độ sâu của vết thương để dễ dàng tiến hành cầm máu cho nạn nhân. Cầm làm sạch vết thương cho nạn nhân bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để tránh nhiễm trùng vết thương.
Sau khi đã sát khuẩn và làm sạch vết thương bạn tiến hành sơ cứu để cầm máu, bạn nên dùng các dụng cụ đã được sát khuẩn để cầm máu cho nạn nhân để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Sau khi vệ sinh vết thương và cầm máu để hạn chế nạn nhân bị mất máu quá nhiều thì bạn dùng gạch vô trùng để che vết thương của nạn nhân và tiến hành đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu. Trong quá trình sơ cứu cho nạn nhân thì bạn nên gọi xe cứu thương để nạn nhân được đưa đến bệnh viện một cách sớm nhất, sẽ giảm tình trạng mất máu quá nhiều và giảm được sự nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân.
Bạn cần nên rửa sạch tay trước và sau khi sơ cứu cho người bị nạn. Nếu có thể bạn nên dùng găng tay y tế để tiến hành sơ cứu cầm máu. Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc bạn có thể rửa vết thương ở vòi nước chảy nhưng tốt nhất bạn nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý nếu có thể. Trong trường hợp vết thương nhẹ và chảy ít máu thì bạn nên làm sạch vết thương và để cho vết thương tự khô. Nếu vết thương chảy máu nhiều hơn thì bạn có thể dùng gạch vô trùng để băng vết thương lại.
Cần rửa tay và sát khuẩn trước và sau khi sơ cứu cầm máu. Xác định vị trí vết thương để xử lý vết thương đúng phương pháp và nhanh nhất có thể. Dùng hai ngón tay của bạn ép chặt lên mép của vết thương trong khoảng 5 phút đến 10 phút để giảm tình trạng chảy máu vết thương quá nhiều. Đặt nạn nhân nằm ở chỗ an toàn, sau đó rửa sạch vết thương và dùng băng gạc vô trùng để băng lại và bạn không nên băng quá chặt sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông máu của nạn nhân. Sau khi đã cầm máu và băng vết thương thì bạn nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Khi bị thương người bị thương cần được cầm máu đúng cách và nhanh nhất để giảm tình trạng mất máu và nhiễm trùng vết thương. Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ cho bạn cách cầm máu như thế nào là đúng. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ mang lại cho bạn những kiến thức đầy đủ về sơ cứu cầm máu.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp