Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim là thiết bị chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe rất hữu ích, cần thiết trong mỗi gia đình. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim là một thiết bị dùng để đo nồng độ oxy (SpO2) trong máu và đo nhịp tim để giúp người bệnh có thể theo dõi sức khỏe và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng để không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy những điểm quan trọng cần lưu ý khi sử dụng thiết bị này là gì, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Ở một người bình thường, chỉ số nồng độ oxy trong máu phải nằm ở mức 96 - 99%, mức ổn định và an toàn là 98%. Về nhịp tim phải nằm ở ngưỡng 65 - 105 nhịp/ phút thì mới được xem là ổn định.
Đối với những bệnh nhân không tự thở được thì ngưỡng nồng độ oxy trong máu là 92 - 95% còn nhịp tim khoảng 65 - 120 nhịp/ phút.
Khi nồng độ oxy trong máu xuống dưới 88% thì rất nguy hiểm, phải được kịp thời xử trí bởi các bác sỹ chuyên môn.
Nồng độ oxy trong máu xuống dưới 88% là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm
Những người có nguy cơ thiếu Oxy:
Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu oxy nên sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy (SpO2) và nhịp tim
Những người có triệu chứng của bệnh thiếu Oxy:
Thiếu oxy do hô hấp:
Bệnh độ cao: Khi lên cao đột ngột ở độ cao trên 3000m sẽ xảy ra hiện tượng thiếu oxy cấp tính, do đó chúng ta cần mang theo bình oxy.
Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào độ cao và sức chịu của mỗi người. Một số triệu chứng lúc này thường là rối loạn thần kinh, mệt mỏi, giảm trí nhớ, rối loạn thị giác, rối loạn thính giác, buồn nôn, phản xạ chậm, nhức đầu, tim bị đập loạn nhịp.
Thiếu oxy xảy ra khi lên cao đột ngột ở độ cao trên 3000m
Thiếu oxy do bệnh lý:
Khi người bệnh mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, máu, phổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của máu, gây ra tình trạng thiếu oxy. Số lượng hồng cầu và lượng huyết cầu bị giảm do các bệnh như giảm huyết áp, mất máu, viêm phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất, xẹp phổi,... sẽ làm ảnh hưởng đến vận chuyển oxy.
Một số nguyên nhân thiếu oxy do bệnh lý như: Nhiễm độc do CO khi trong phòng có chứa khí than chưa đốt cháy hoàn toàn, bếp than để trong phòng kín, nhiễm độc các hóa chất gây ra nhiễm độc methemoglobin, viêm phổi, khó thở trầm trọng, tim đập nhanh,...
Thiếu oxy do rối loạn hô hấp tế bào:
Hô hấp tế bào diễn ra nhờ hệ thống men hô hấp được chia thành các phản ứng dây chuyền liên quan mật thiết với nhau, do đó, chỉ một bước trong chuỗi này bị rối loạn, quá trình hô hấp tế bào sẽ bị gián đoạn. Nguyên nhân của việc suy hô hấp tế bào là do thiếu ăn, đái tháo đường, thiếu men hô hấp, nhiễm độc,...
Trước khi bắt đầu sử dụng các loại máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) và nhịp tim, bạn cần:
Bạn đã biết được những đối tượng nào nên sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim cùng với những lưu ý cần thiết khi sử dụng thiết bị này chưa? Hi vọng bạn có thể sử dụng thiết bị này một cách chính xác và hiệu quả.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.