Long Châu

Bại liệt là gì? Cách phòng ngừa và điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm do virus Poliovirus gây nên. Ở dạng nặng nhất của nó gây ra tê liệt, khó thở và đôi khi mất mạng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bại liệt là gì?

Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm do virus poliovirus gây nên. Ở dạng nặng nhất của nó gây ra tê liệt, khó thở và đôi khi mất mạng.

Bệnh bại liệt được chia thành 3 loại: Không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc trưng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bại liệt

Triệu chứng dạng bại liệt thể nhẹ:

Xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh cúm, hoặc như các bệnh nhiễm trùng do virus khác bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Sốt;
  • Rát cổ họng;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Triệu chứng ở thể không liệt:
  • Đau đầu;
  • Cứng cổ;
  • Thay đổi chức năng tâm thần.

Triệu chứng ở thể liệt:

  • Sốt và sau đó đau đầu;
  • Cứng cổ và lưng;
  • Táo bón;
  • Nhạy cảm khi bị chạm vào người;
  • Mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh bại liệt là một bệnh khá nguy hiểm mặc dù có nhiều triệu chứng không đặc trưng, dễ bị nhậm lẫn với các bệnh khác. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bại liệt

Bệnh bại liệt do virus polio gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm và có sức lan truyền cao. Một số con đường phổ biến gây bệnh là:

Tiếp xúc với nước và thức ăn đã bị nhiễm phân của người bệnh. Tình trạng này thường thấy ở những vùng có hệ thống thoát nước kém.

Người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh bại liệt hoặc với người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống (đây là loại vắc xin được làm từ virus sống).

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc bại liệt?

Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm, khá phổ biến nên mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh đặc biệt dễ xảy ra đối với trẻ em nếu không được tiêm chủng vắc - xin.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bại liệt

Đi du lịch ở nơi có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt.

Sống với người có mang virus bại liệt trong người.

Người có hệ miễn dịch suy giảm như là HIV/AIDS, bị cắt amiđan trước đây, chữa bệnh bằng xạ trị.

Người bị stress quá nhiều hoặc hoạt động cường độ cao trong thời gian dài rồi tiếp xúc với virus bại liệt khiến sức đề kháng kém.

Môi trường sống lạc hậu, ô nhiễm.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bại liệt

Bác sĩ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, khám lâm sàng và tiến hành lấy mẫu dịch từ tủy sống bằng cách chọc dò tủy sống và kiểm tra dịch để tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng.

Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu phân, dịch từ cổ họng, và máu để kiểm tra có virus hay không.

Phương pháp điều trị bại liệt hiệu quả

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bại liệt. Điều có thể làm chính là điều trị các triệu chứng do bệnh mang lại bao gồm dùng thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu và thiết kế lối sống để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Sử dụng các phương pháp điều trị bệnh bại liệt kịp thời sẽ giúp bạn phòng chống những biến chứng nguy hiểm đồng thời hạn chế sự tác động tiêu cực của bệnh đến hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.

Sử dụng ibuprofen hoặc những loại thuốc tương tự để được kiểm soát cơn đau do bệnh bại liệt.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bại liệt

Chế độ sinh hoạt:

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế được các diễn biến xấu của bệnh bằng cách:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thường xuyên tập vật lý trị liệu kết hợp với xoa bóp các cơ để tránh bị teo cơ.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường.

Chế độ dinh dưỡng:

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung cân bằng chất đạm từ động vật (cá, thịt nạc, sữa,...), tránh những thức ăn có chứa cholesterol quá cao, các loại vitamin có trong hoa quả và rau xanh.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Nếu có bất cứ biểu hiện nghi nhiễm bệnh hoặc mắc bệnh bại liệt hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

Tiêm chủng vắc - xin ngừa bại liệt trước khi đi du lịch.

Hạn chế tiếp xúc chung đụng các vật dụng như khăn, ly, nguồn nước có nguy cơ nhiễm bệnh.

Nguồn tham khảo

Các bệnh liên quan

  1. Viêm tai giữa ứ dịch

  2. Rối loạn lo âu

  3. Ung thư da đầu

  4. Viêm màng não lympho bào

  5. Đau nửa đầu

  6. Bại não

  7. phù não

  8. liệt dây thần kinh khứu giác

  9. Rỗ não

  10. Loạn cảm họng