Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dùng các món ăn trị ho có đờm để hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm hoặc hạn chế sử dụng thuốc Tây không có gì quá xa lạ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn cách thực hiện các món ăn giúp cải thiện triệu chứng ho có đờm hiệu quả và dễ làm lắm nhé.
Việc sử dụng nhiều thuốc ho quá nhiều khiến người bệnh cảm thấy lo lắng về các tác dụng gây ảnh hưởng sức khoẻ về sau. Do đó, ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ bạn nên kết hợp với các loại thực phẩm hỗ trợ ho đờm vừa cải thiện tình trạng bệnh vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được dùng nên có thể trị ho có đờm. Món canh mướp đắng có công dụng chữa ho khan, ho có đờm, có lẽ bạn rất ngạc nhiên khi nghe điều này. Nhưng đó là sự thật và đã được rất nhiều người sử dụng thành công. Bên cạnh việc dùng mướp đắng để nấu canh, bạn cũng có thể dùng thêm nấu nước mướp đắng uống thay nước lọc.
Cách thực hiện
Chuẩn bị những quả mướp đắng tươi và non, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Cắt khổ qua thành từng khúc và loại bỏ phần ruột bên trong. Chuẩn bị một ít thịt băm, nấm tai mèo, ướp thịt với một số gia vị cho vừa ăn và nhồi vào mướp đắng. Đun sôi một nồi nước rồi cho mướp đắng nhồi thịt vào, nấu đến khi chín mềm, nêm thêm gia vị và ăn khi canh còn nóng. Lưu ý không dùng cách này để trị ho cho những ai bị rối loạn tiêu hoá.
Trong y học cổ truyền, lá hẹ xanh có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng long đờm, giải nhiệt, giải độc,… nên rất thích hợp để chữa ho có đờm.
Cách thực hiện
Chuẩn bị 100 gam lá hẹ xanh, 50 gam thịt heo băm, 50 gam đậu phụ non. Rửa sạch lá hẹ xanh và cắt thành từng khúc nhỏ. Ướp thịt heo xay với gia vị cho vừa. Cho một ít dầu ăn vào nồi, bắt lên bếp cho nóng rồi cho thịt heo xay vào, đảo đều tay để tránh bị vón cục.
Sau đó cho nước vào nấu sôi và thả lá hẹ xanh vào nấu cho đến khi hẹ chín mềm và cho đậu hũ non vào là được, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý không nên lạm dụng món ăn này vì có thể gây nên các triệu chứng ở vùng bụng.
Canh củ cải là món tiếp theo dành cho những ai đang tìm món ăn trị ho khan, ho có đờm. Củ cải có vị ngọt thanh, có tính kháng khuẩn, chữa đau rát cổ họng. Với món ăn này, ba mẹ có thể dùng chữa ho cho bé rất hiệu quả và an toàn.
Cách thực hiện
Chuẩn bị 1 - 2 củ cải trắng, 500 gam thịt nạc hoặc sườn heo. Sơ chế thịt rồi để ướp chút gia vị, nếu dùng sườn thì cho vào nồi cùng nước để nấu sôi, chú ý hớt bỏ bọt. Rửa sạch củ cải và cắt khúc vừa ăn. Khi thịt chín tới thì cho củ cải và các loại rau củ khác tùy sở thích vào nồi tiếp tục nấu cho đến rau củ chín. Nêm nếm lại cho vừa ăn và cho một ít hành lá vào.
Trong Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát được dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp trong đó có chứng ho khan, ho có đờm. Với các thành có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus và tiêu viêm và một số vitamin khác.
Cách làm món cháo la hán chữa ho như sau
Chuẩn bị 1 - 2 quả la hán, 100 gam gạo nếp và gạo tẻ, 50 gam thịt heo nạc xay nhuyễn. Quả la hán rửa sạch với nước, sau đó gọt vỏ, phần ruột cắt thành từng miếng nhỏ. Thịt ướp với một chút gia vị sau đó cho vào chảo xào chín. Gạo thì vo sạch và nấu đến khi nở, cháo gần chín thì cho thịt nạc xay vào đảo đều. Sau đó cho quả la hán vào và tiếp tục nấu cho đến khi cháo sôi trở lại. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, dùng khi cháo còn nóng.
Có thể bạn không nghĩ rằng giá đỗ có thể giúp bạn trị ho khan, ho có đờm. Với vị nhạt và chút ngọt, nguyên liệu này có thể dùng trị ho cho mọi đối tượng kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và người già. Với giá đỗ, bạn có thể dùng sống, xào, nấu canh chua, canh giá đỗ.
Cách làm nước ép giá đỗ như sau
Giá đỗ rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút để loại bỏ tạp chất, sau đó rửa sạch. Xay nhuyễn giá đỗ và vắt lấy nước cốt. Mỗi ngày uống một ít để cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm.
Dứa có chứa một lượng lớn các axit hữu cơ và nguồn vitamin C, vitamin B1 dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng bromelain trong dứa cũng khá nhiều. Vì vậy, nước ép dứa là gợi ý trong danh sách các món ăn trị ho khan, ho có đờm.
Cách thực hiện
Chọn những quả dứa chín còn tươi. Bỏ vỏ và mắt dứa, rửa sạch. Cắt dứa thành từng miếng nhỏ và cho vào máy ép lấy nước. Có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong để dễ uống. Mỗi ngày dùng nửa quả dứa ép lấy nước uống để trị ho khan, duy trì sử dụng hàng ngày cho đến khi ho thuyên giảm. Lưu ý không nên dùng nước ép dưới khi đói vì gây tổn thương dạ dày.
Đồ uống có ga, có cồn gây ngứa rát cổ họng khiến tình trạng viêm họng nặng thêm mà biểu hiện rõ nhất là khản tiếng, ho nặng hơn và tăng lượng đờm ở cổ. Bệnh nhân ho có đờm không nên ăn đồ lạnh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì kích thích cổ họng khiến tình trạng ho ngứa dữ dội hơn.
Trên thực tế, sữa và các sản phẩm từ sữa không tạo ra chất nhầy, nhưng chúng khiến chất nhầy đặc hơn và khó tống ra ngoài. Vì vậy, nếu bị ho có đờm, bạn nên hạn chế ăn những sản phẩm này.
Hy vọng những món ăn trị ho có đờm được hướng dẫn trong bài trên giúp bạn đọ biết thêm những công thức ăn gì tiêu đờm cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, các món ăn kể trên không phải là một phương thuốc chữa trị mà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi áp dụng các biện pháp trên mà bệnh không thuyên giảm hay xuất hiện các triệu chứng lạ khác.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.